vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 5/1

2023-01-04 18:55

Khuyến nghị mua cổ phiếu TPB, với giá mục tiêu 34.000 đồng/CP

CTCK Phú Hưng (PHS)

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB – sàn HOSE) đã chuyển đổi số tất cả các mảng hoạt động một cách toàn diện và chuyên sâu góp phần giúp tổng tài sản đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2018-2021 là 29%.

Ngân hàng trên đà tăng trưởng nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả. Khả năng cải thiện NIM (2,3% trong năm 2015 lên 4,36% trong năm 2021) được hỗ trợ bởi định hướng chiến lược tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và số hóa ngân hàng trong nhiều năm qua.

Chúng tôi cho rằng, xu hướng tăng lãi suất của NHNN sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm 2023, tạo nên áp lực huy động vốn cho ngân hàng. Đồng thời, việc thực hiện theo lời kêu gọi của NHNN giảm lãi suất cho vay sẽ gây áp lực đến NIM của ngân hàng trong năm 2023. Qua đó, chúng tôi ước tính NIM của TPB đạt 3.94%, giảm 16 bps so với năm 2022.

Bên cạnh đó, lãi suất gia tăng sẽ gây áp lực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, hơn nữa năm 2023 nhu cầu từ nhiều ngành tăng trưởng chậm lại do lạm phát và tác động của nhu cầu thế giới, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ xấu của TPB đạt 1,15% trong năm 2023 và chi phí trích lập dự phòng năm 2023 của TPB tăng 20,1% so với năm trước lên 2.965 tỷ đồng

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu TPB là 34.000 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro thị trường; (5) Rủi ro pháp luật; (6) Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FCN

CTCK Vietcombank (VCBS)

CTCP Fecon (FCN – sàn HOSE) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nền móng, thi công hạ tầng ngầm và là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam có năng lực thi công phần ngầm cho các công trình có sức nặng lớn (tòa nhà chọc trời, công trình giao thông lớn, nhà máy công nghiệp nặng,…).

Với việc tập trung vào lĩnh vực đặc thù, có yêu cầu kĩ thuật cao, FCN tránh được áp lực cạnh tranh gay gắt trong đấu thầu thi công dự án, đồng thời hưởng mức biên lợi nhuận gộp cao và ổn định hơn đáng kể so với các doanh nghiệp xây lắp thông thường.

Nhu cầu thi công nền móng tăng cao từ 2023: Các dự án công nghiệp nặng (Hòa Phát Dung Quất 2, Nhiệt điện Vũng Áng 2 và Nhơn Trạch 3&4) bắt đầu tiến hành thi công.

Trong năm 2023, các dự án đầu tư hạ tầng giao thông lớn trong chu kì đầu tư 2021-2025 bắt đầu được khởi công. Do đó, nhu cầu xử lý nền đất dự báo tăng cao trong các năm 2023-2024 khi đây là một trong các gói thầu được triển khai đầu tiên trong chu kì đầu tư dự án.

Phần lớn các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông trong chu kì đầu tư mới nằm tại khu vực có nền đất tương đối yếu, qua đó thúc đẩy nhu cầu và mức đầu tư phân bổ cho hạng mục xử lý nền móng.

Trong năm 2022, hoạt động thi công điện gió của FCN bị suy giảm đáng kể khi: (1) Các dự án tồn đọng được hoàn tất thi công và đi vào hoạt động; (2) Hoạt động đầu tư điện gió đình trệ sau giai đoạn ưu đãi giá bán điện và các nhà đầu tư cần chờ định hướng từ quy hoạch điện 8, cơ chế giá điện mới.

Tuy vậy, Quy hoạch Điện 8 dự kiến sẽ được thông qua vào đầu năm 2023 với trọng tâm đầu tư vào nguồn điện NLTT (đặc biệt điện gió). Các dự án điện gió ngoài khơi dự kiến sẽ được hưởng chính sách ưu đãi để đẩy mạnh phát triển trong các năm tới.

Kì vọng làn sóng đầu tư mới trong lĩnh vực điện gió. FCN sở hữu vị thế cạnh tranh tốt nhờ liên kết với các chủ đầu tư lớn và là một trong các doanh nghiệp hiếm hoi sở hữu năng lực thi công dự án điện gió ngoài khơi (có yêu cầu kĩ thuật cao hơn đáng kể các dự án trên bờ).

Trong Q4.2022, FCN đã chính thức đạt được thỏa thuận chuyển nhượng phần vốn góp tại dự án điện gió Vĩnh Hảo 6, giúp mang về nguồn lợi nhuận và dòng tiền tích cực cho doanh nghiệp.

Dòng tiền từ thoái vốn dự án kì vọng giúp FCN giải tỏa một phần áp lực nợ vay và tạo dư địa tài chính cho việc đẩy mạnh triển khai các gói thầu lớn trong năm 2023.

Chúng tôi dự phóng năm 2023 Fecon sẽ đạt doanh thu thuần 6.256 tỷ đồng, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 159 tỷ đồng. Với mức định giá theo phương pháp P/B và phương pháp P/E, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu của FCN là 13.839 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HHV

CTCK Vietcombank (VCBS)

Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu HHV của CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả là dòng tiền dồi dào từ hoạt động vận hành trạm thu phí, nhiều dư địa mở rộng danh mục hạ tầng đầu tư, và triển vọng tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng.

Chúng tôi dự phóng năm 2023, HHV sẽ ghi nhận doanh thu thuần 2.482 tỷ đồng, lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ là 345 tỷ đồng.

Với phương pháp định giá P/B và phương pháp P/E, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho HHV là 13.240 đồng/CP và khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VCG

CTCK Vietcombank (VCBS)

Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán VCG – sàn HOSE) đầu tiên phải kể đến là vị thế ông lớn trong lĩnh vực xây dựng được khôi phục.

Cụ thể, sau khi hoàn thành thoái vốn nhà nước và ổn định bộ máy, VCG đã thúc đẩy mạnh mẽ trở lại lĩnh vực xây dựng với việc trúng thầu nhiều dự án quy mô lớn với chất lượng thi công được đánh giá cao. VCG sở hữu lợi thế tốt để cạnh tranh: (1) Quy mô lớn, hệ thống trải khắp cả nước và nguồn lực tài chính dồi dào; (2) Hiệu quả dòng tiền tại dự án cao hơn đáng kể so với các đối thủ.

Thứ hai là tham vọng tại lĩnh vực bất động sản. Mảng bất động sản sẽ được VCG đẩy mạnh trong các năm tới nhằm tận dụng các lợi thế: (1) Quỹ đất lớn và vị thế cao trong đấu thầu phát triển dự án, thậm chí các dự án tại vùng lõi đô thị; (2) Kinh nghiệm phát triển bất động sản của nhóm cổ đông lớn.

Tiến độ đầu tư dự án có thể chậm lại trong giai đoạn 1-2 năm tới do sự chững lại của thị trường. Tuy vậy khả năng tạo dòng tiền và tiềm năng dài hạn của các dự án là khá tốt xét đến: (1) Các dự án đang mở bán sở hữu vị trí thuận lợi và đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân; (2) Dự án trọng điểm Amatia Cát Bà hưởng lợi từ cơ chế đặc thù cho TP.Hải Phòng.

Lợi thế từ chuỗi giá trị: VCG sở hữu mảng sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông thương phẩm, cấu kiện xây lắp…) với mức đóng góp lớn trong cơ cấu lợi nhuận gộp.

Mô hình phát triển chuỗi giá trị đầy đủ trên một tuyến hạ tầng giao thông (Cung cấp vật liệu xây dựng – Xây lắp – Đầu tư hạ tầng – Bất động sản) khá thành công tại dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. VCG dự kiến sẽ nhân rộng mô hình trên và giúp doanh nghiệp sở hữu năng lực vượt trội trong khai thác dòng tiền và tối ưu lợi ích kinh tế trên các gói thầu xây dựng.

Định giá theo phương pháp P/P và phương pháp FCFF, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho VCG là 23.298 đồng/CP và khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Xem thêm: lmth.520313tsop-15-yagn-mat-nauq-nac-ueihp-oc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Cổ phiếu cần quan tâm ngày 5/1”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools