Tại Thái Lan, Bangkok sẽ chuyển toàn bộ đội xe buýt công cộng sang xe điện trong vòng 3 năm tới. Những nỗ lực tương tự cũng đang được tiến hành ở Indonesia và Việt Nam.
Những nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đã bắt đầu được tiến hành một cách nghiêm túc ở Đông Nam Á. Đây là nơi cảm nhận vô vùng rõ rệt những tác động của biến đổi khí hậu với những trận lũ lụt và hạn hán do thời tiết bất thường.
Cơ quan quản lý giao thông công cộng Bangkok có kế hoạch loại bỏ xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo từng giai đoạn. Theo truyền thông của nhà nước này, chính quyền sẽ thay thế tất cả những phương tiện cũ đó bằng 3.200 xe buýt điện vào năm 2025.
Tại Indonesia, 1.000 xe điện sẽ được giới thiệu trong hệ thống xe buýt công cộng Transjakarta của Jakarta vào cuối năm 2023. Không dừng lại ở đó, kế hoạch tiếp theo của quốc gia này là mở rộng con số ấy lên 3.000 vào năm 2025.
Những nỗ lực nhằm đưa xe điện vào hệ thống giao thông công cộng ngày càng được đẩy mạnh trước bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á cảm thấy áp lực về việc phải khử cacbon. Nhận thức của mọi người về môi trường ngày càng nâng cao trên khắp thế giới.
Ngoài ra, đằng sau những động thái này còn, người ta còn có thể thấy nhận thức ngày càng tăng rằng kinh doanh môi trường có thể là một động lực kinh tế mới. Do đó, họ cũng đang cạnh tranh để thu hút các nhà máy của các nhà sản xuất xe điện có trụ sở tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nơi khác.
Indonesia đã đưa ra đề nghị sẽ giảm thuế cho các công ty liên quan đến xe điện, bao gồm các nhà sản xuất pin.
Tại Việt Nam, một công ty nội trong nước đã bắt đầu chuẩn bị sản xuất xe buýt điện. VinFast trực thuộc VinGroup – tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Vào cuối tháng 10, công ty này đã nhận được tổng cộng 135 triệu USD từ quỹ đầu tư do Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tổ chức khác thành lập để thúc đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu. VinFast có kế hoạch sử dụng tiền cho các cơ sở để sản xuất xe buýt điện và thiết bị sạc.
Rào cản đối với xe buýt công cộng điện khí hóa thấp hơn so với xe chở khách vì xe buýt chạy trên các tuyến cố định nên dễ dự đoán thời điểm cần sạc và do đó cần ít trạm sạc hơn.
“Họ có mục đích nâng cao nhận thức về việc giới thiệu xe điện bằng cách xây dựng hệ sinh thái EV trong hệ thống giao thông công cộng. Họ muốn có thể trở thành tấm gương trong việc nỗ lực xây dựng hệ thống phương tiện chở khách,” trưởng bộ phận Châu Á Nhật Bản tại công ty tư vấn Đức Roland Berger là Kenichi Shimomura cho biết.
Hệ thống xe buýt công cộng không phải là lĩnh vực duy nhất mà các nỗ lực khử cacbon đang được tiến hành ở Đông Nam Á.
SMRT là nhà điều hành giao thông công cộng lớn ở Singapore. SMRT đã áp dụng hệ thống vận hành thế hệ tiếp theo cho đường sắt đô thị từ nhà sản xuất thiết bị điện tử của Pháp là Thales. Hệ thống giảm mức tiêu thụ năng lượng bằng cách tối ưu hóa khả năng tăng tốc, giảm tốc độ và phanh của đoàn tàu để các chuyến đi có thể diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Chính phủ Malaysia đang khuyến khích chuyển đổi sang các phương tiện giao thông thải ra ít khí nhà kính hơn. Vào tháng 9, quốc gia này đã công bố một chương trình nhằm tăng tỷ lệ giao thông công cộng ở các khu vực đô thị lên 50% vào năm 2040, từ mức 20% vào năm 2018.
Các nỗ lực điện khí hóa cũng đang được tiến hành đối với vận tải đường biển và đường sông. Tại Thái Lan, một chiếc thuyền chở khách chạy bằng điện đã bắt đầu hoạt động thường xuyên trên một con kênh ở Bangkok vào cuối tháng 2. Con thuyền có sức chứa khoảng 40 hành khách, được trang bị các tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể sạc lại pin trong 90 đến 120 phút.
Giá dầu diesel và xăng vẫn ở mức cao kể từ khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Nếu việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng lên đáng kể ở Đông Nam Á và giúp giảm hơn nữa chi phí điện so với các nguồn năng lượng khác và việc chuyển sang sử dụng điện trong các hệ thống giao thông công cộng tiến xa hơn, thì quá trình khử cacbon có thể tăng tốc đáng kể trên toàn khu vực.
Tham khảo Nikkei Asia