vĐồng tin tức tài chính 365

Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng tăng 10% trong năm 2023

2023-01-12 04:21

Theo đánh giá của các TCTD, nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý IV/2022 và năm 2022 tiếp tục cải thiện nhưng chưa đạt được mức kì vọng, trong đó nhu cầu vay vốn được nhận định cải thiện rõ nét nhất, đặc biệt là nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.

Tại thời điểm cuối quý IV/2022, 42,5% TCTD nhận định tổng nhu cầu ở mức “cao” (chủ yếu tập trung ở nhu cầu vay vốn), 2,8% TCTD nhận định ở mức “thấp”, 54,7% TCTD nhận định ở mức “bình thường”.

“Các TCTD dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng diễn biến khả quan trong quý I/2023 nhưng “tăng” với tốc độ chậm lại trong năm 2023 so với năm 2022, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán”, Báo cáo của NHNN cho biết.

Cũng theo Báo cáo, các TCTD nhận định thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2022 tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt, mặc dù có thu hẹp so với quý trước. Đánh giá cả năm 2022, các TCTD nhận định tình hình thanh khoản “cải thiện” so với năm 2021 nhưng không được như kỳ vọng. Năm 2023, các TCTD kỳ vọng thanh khoản hệ thống tiếp tục được cải thiện so với năm 2022.

Đúng như dự báo ở kỳ điều tra trước, mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng được các TCTD nhận định tăng nhẹ trở lại trong quý IV/2022 và được dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong năm 2023 nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với các năm trước. Trong đó, 47,2% TCTD dự báo mặt bằng rủi ro “ổn định”, 17,6% dự báo “giảm” và 34,3% TCTD dự báo mức độ rủi ro chung của các nhóm khách hàng “tăng” trong năm 2023 so với năm 2022.

Theo kết quả điều tra, rủi ro của các nhóm khách hàng đều được dự báo “tăng nhẹ”, trong đó đáng lưu ý nhất là rủi ro của nhóm công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Liên quan đến huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 2,9% trong quý I/2023 và tăng 10% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,8 điểm phần trăm so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Trong khi đó, dư nợ tín dụng toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023 và tăng 13,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,9 điểm phần trăm so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Nhiều TCTD nhận định tình hình xử lý nợ xấu trong quý IV/2022 có cải thiện nhưng chưa được như kỳ vọng và tiếp tục cải thiện nhẹ trong năm 2023.

Theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh của nhiều TCTD trong quý IV/2022 có sự ”cải thiện” tốt hơn (70,9% TCTD nhận định), cao hơn so với quý trước (63,8%) và kỳ vọng (70,4%). Lợi nhuận trước thuế được nhận định tiếp tục có tăng trưởng nhưng chưa đạt mức kỳ vọng. Tính chung trong năm 2022, 80% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tổng thể ”cải thiện” so với năm 2021, 87% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 9,3% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm.

Các TCTD tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo cho thời gian tới với 56,4-75,4% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý I và cả năm 2023, nhưng mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với năm 2022. 95,3% TCTD kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương trong năm 2023 so với năm 2022, 2,8% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm và 1,9% dự kiến lợi nhuận không thay đổi.

Trong quý IV/2022, các TCTD tiếp tục đánh giá các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Trong số các nhân tố khách quan, “Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục được đánh giá là nhân tố đáng lo ngại nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý IV/2022 và dự kiến cả năm 2023.

Trong khi đó, các nhân tố “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” tiếp tục được lựa chọn là những nhân tố khách quan chủ chốt giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý IV/2022. Đánh giá tổng thể năm 2022, “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” được các TCTD đánh giá là nhân tố tác động tích cực quan trọng nhất, tiếp theo là “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” và “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị”.

“Trong năm 2023, các TCTD kỳ vọng tất cả các nhân tố khách quan sẽ có tác động tích cực hơn so với năm 2022, trong đó “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được dự kiến là nhân tố tác động tích cực quan trọng nhất giúp cải thiện tình hình kinh doanh của TCTD”, báo cáo cho biết.

Theo nhận định của các TCTD, tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng diễn biến tích cực trong quý IV/2022 và được kỳ vọng tiếp tục khả quan trong quý I/2023 và cả năm 2023. Trong đó, 64,5% TCTD dự báo tăng và 30,8% TCTD sẽ giữ nguyên lực lượng lao động trong năm 2023, chỉ có 4,7% TCTD dự kiến sẽ cắt giảm lao động.

Đối tượng điều tra là toàn bộ các TCTD và chi nhánh NHNNg tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 96,5%. Kết quả điều tra được phân tích dựa trên phương pháp cân bằng (Balance Method) và các TCTD được gắn trọng số dựa trên tương quan về quy mô tổng tài sản của TCTD hoặc dư nợ tín dụng hoặc huy động vốn tùy theo tính chất câu hỏi.

Xem thêm: lmth.724313tsop-3202-man-gnort-01-gnat-gnat-gnov-yk-coud-dtct-gnoht-eh-naot-nov-gnod-yuh/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng tăng 10% trong năm 2023”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools