vĐồng tin tức tài chính 365

Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’

2023-01-13 03:21
Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 1.

Bốn nhà sưu tập trẻ (mặc áo dài) tham gia chuyên đề "Thanh ngoạn" tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

Diễn ra từ nay đến 30-3, chuyên đề trưng bày gần 200 cổ vật đặc sắc của bốn nhà sưu tập trẻ Thân Việt Hùng, Nguyễn Đông Nhựt, Huỳnh Chí Thanh và Nguyễn Thị Tuyết, lần đầu giới thiệu đến công chúng.

Quy tụ cổ vật nhiều thời kỳ

Chuyên đề trưng bày gần 200 hiện vật đa dạng loại hình và chất liệu, phần nào đại diện suốt chiều dài lịch sử văn hóa của dân tộc từ đồ đá, Đông Sơn, Hán Việt, Lý, Trần, Lê đến cuối triều Nguyễn... Tất cả được trưng bày theo từng nhà sưu tập, thể hiện cá tính riêng của chủ nhân. 

Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 2.

"Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều triển lãm của các nhà sưu tập khác nhằm giới thiệu đến công chúng những hiện vật mà họ dày công sưu tập" - anh Nguyễn Đông Nhựt, đại diện bốn nhà sưu tập, chia sẻ.

Không chỉ trưng bày hiện vật, đây còn là một sân chơi đặc biệt để những người yêu cổ ngoạn (có thể hiểu là thú chơi đồ xưa, đồ cổ). 

Đặc biệt là các bạn trẻ có dịp hội tụ, gặp gỡ và trao đổi cùng các tiền bối tên tuổi trong giới sưu tầm cổ vật.

Bạn Nguyễn Võ Trụ (nhóm Đại Việt Phong Hoa) chia sẻ: "Mình thích tìm hiểu về cổ phục và giấy khâm. 

Mình ngưỡng mộ các tiền nhân vì mỗi món đồ họ làm ra đều rất công phu, chất liệu, kỹ thuật chế tác qua hàng trăm năm vẫn giữ được giá trị".

Sự tiếp nối của người trẻ

Có mặt tại sự kiện, nhà sưu tầm, nghiên cứu Trần Đình Sơn bày tỏ: "Các nhà sưu tập trẻ đã đầu tư nhiều công sức, thời gian để thực hiện những bộ sưu tập rất xứng đáng. Sự nối tiếp đó là điều đáng mừng, cho thấy các bạn hiểu và trân trọng những giá trị di sản của cha ông".

Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 4.

Nhà sưu tầm, nghiên cứu Trần Đình Sơn trao đổi với các bạn trẻ cùng đam mê cổ vật

Sinh năm 1988 ở Long An, anh Huỳnh Chí Thanh khởi đầu đam mê từ dịp tình cờ đọc một bài viết về tiền cổ trên báo Tuổi Trẻ. Anh sưu tầm theo bốn nguyên tắc "Thanh, Nhã, Lai, Toàn", nghĩa là chọn đồ đẹp, có chất, trang nhã, lai lịch rõ ràng và lành lặn. 

Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 5.

Một góc bộ sưu tập chạm khắc gỗ của Huỳnh Chí Thanh

Sinh năm 1984 ở Hải Dương, chị Nguyễn Thị Tuyết bắt đầu đam mê từ những lần ghé thăm Bảo tàng tỉnh ngắm cổ vật khi còn bé. Chị sưu tầm gốm sứ và đồ cung đình Việt Nam như pháp lam, phẩm phục, đồ bằng chất liệu kim loại quý… theo tiêu chí "Cổ, Kỳ, Vĩ".

Sinh năm 1988 tại Đồng Nai, anh Thân Việt Hùng vun đắp đam mê từ tuổi thơ gắn liền với các bộ phim cổ trang TVB. Quan niệm "Ôn cố - Tri tân", anh chuyên lưu giữ những cổ vật mang đậm hơi thở văn hóa Việt, đặc biệt là những hiện vật mang ý nghĩa trao tặng, ban thưởng. 

Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 6.

Các bạn trẻ trao đổi về bộ sưu tập của anh Thân Việt Hùng

Sinh năm 1977 tại Bình Định, anh Nguyễn Đông Nhựt đam mê sưu tầm từ truyền thống gia đình khi cha anh là một người say mê đồ cổ. Anh Nhựt mong tiếp nối truyền thống, bổ sung hiện vật quý và góp phần gìn giữ di sản văn hóa cha ông để lại. 

Một số hiện vật khác tại triển lãm "Thanh ngoạn":

Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 7.
Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 8.
Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’ - Ảnh 9.
Triển lãm tiếng rao Hà Nội xưa giữa Đà Lạt phốTriển lãm tiếng rao Hà Nội xưa giữa Đà Lạt phố

Câu chuyện “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội” ngày xưa đã được kể lại tại Đà Lạt thông qua một triển lãm - sắp đặt.


Xem thêm: mth.26725733121103202-naogn-hnaht-tav-oc-002-nag-iov-gnuhc-gnoc-tuh-uht-ert-pat-uus-ahn-nob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bốn nhà sưu tập trẻ thu hút công chúng với gần 200 cổ vật ‘Thanh ngoạn’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools