Năm nay là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025).
Ngay từ đầu năm nay, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Những khu công nghiệp đã dần được lấp đầy, từ một địa phương tăng trưởng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hiện tỷ trọng công nghiệp đã dần tăng lên. Năm 2022, Hậu Giang đã đón nhận thêm 12 dự án, với tổng vốn gần 19.000 tỷ đồng. Với Nghị quyết 01 Chính phủ, năm 2023 địa phương này đang đặt những mục tiêu lớn hơn với tổng diện tích khu công nghiệp của tỉnh hơn 2.200 hecta.
"Tỉnh xây dựng tiêu chí thu hút những ngành nghề có tính lan tỏa, có hàm lượng công nghệ cao, đóng góp lớn cho ngân sách và thân thiện với môi trường", ông Trần Ngọc Hùng, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang, cho biết.
Hiện nhiều địa phương trong cả nước cũng như các bộ ngành đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ ngay sau khi Nghị quyết 01 được ban hành.
Năm 2023 được dự đoán là năm tồi tệ thứ 3 đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thế kỷ này, cũng đồng nghĩa thách thức với nền kinh tế Việt Nam không hề nhỏ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Bộ Tài chính cho biết đã và đang triển khai 108 nhiệm vụ, trong đó 53 nhiệm vụ trực tiếp chủ trì.
"Đề xuất Chính phủ gia hạn, kéo dài, giãn hoãn thời gian nộp thuế như chính sách đã thực hiện trong năm 2022; đồng thời đề xuất Chính phủ và đã được Chính phủ chấp thuận giảm 30% tiền thuê đất và thực hiện giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, cùng một số khoản phí, lệ phí tập trung để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay.
Tại Nghị quyết 01, Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao 09 chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2023, trong đó có các chỉ tiêu quan trọng như: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8 - 9%, tăng trưởng xuất khẩu 6 - 6,5%... Bộ đã cụ thể hóa thành 9 nhóm nhiệm vụ lớn và hơn 50 nhóm giải pháp cụ thể.
"Xây dựng chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua tham gia có chọn lọc và thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới, tiếp tục phát huy và nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt nam ở nước ngoài", Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thông tin.
Đặc biệt, Nghị quyết 01 năm 2023 đã lồng ghép nội dung về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năm 2023 được dự đoán là năm tồi tệ thứ 3 đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thế kỷ này, cũng đồng nghĩa thách thức với nền kinh tế Việt Nam không hề nhỏ. Nhận diện thách thức này, việc triển khai nhanh chóng và đưa ra các kế hoạch hành động cho năm 2023 của các bộ, ngành, địa phương đóng vai trò rất quan trọng.
Trước ngày 20/1 năm nay, bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết 01 và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023.
VTV.vn - World Bank dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 là 6,3%. Đây là mức dự báo tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.71890001251103202-tahc-cuht-auq-ueih-iov-gnourt-gnat-nag/et-hnik/nv.vtv