Tôi về nhà vào ngày cuối chạp, đẩy chiếc cổng rào tre trông vào có vẻ không ăn nhập là bao song với tôi, chính nơi bậc thềm này ghi dấu bao yêu thương một thuở.
Năm tôi vào đại học, mỗi bận muốn gọi điện vào, cha phải đi ra tận bưu điện xã. Mỗi khi sắp hết năm, sắp tháng chạp, câu đầu tiên bao giờ cũng hỏi "Ngày mấy con về?!".
Bởi với cha và má, Tết chỉ thực sự bắt đầu khi những đứa con mưu sinh hay cầu chữ nghĩa đã tựu tề đông đủ! Và với tôi, Tết chính là khi được trở về, ngồi bên bậc thềm đất nổi, nghĩ về những người năm cũ!
Tôi nhớ tiếng chuông xe đạp leng keng của ông thợ già cắt tóc dạo, đã thành thông lệ, cứ cuối năm ghé lại. Má kêu hết mấy anh em ra ngồi nơi chiếc cầu đan bằng cây sơn trắng trên bờ mương nước trước nhà cắt tóc.
Và cả tám anh em duy nhất một kiểu, sao cho ngắn và gọn. Trong lúc cắt tóc, tôi nhìn bóng mình qua mặt nước, thấy mái đầu ngắn ngủn như cái bát úp trông thật ngộ.
Ông thợ già phủi sạch đám tóc bám trên dao, lấy một ít tiền tượng trưng rồi bảo cắt cho tụi nhỏ đón Tết! Quê ông tận xứ Quảng. Ông nói xong chuyến này cũng sẽ về quê đón Tết. Làm nghề này rong ruổi nên mỗi làng mạc đi qua cũng thành quen, nhưng đường về nhà ngày Tết vẫn là con đường thân thuộc nhất!
Tôi nhớ bao tháng chạp, má nhổ hết đám cải bẹ vừa mới lên ngồng dọc bờ soi cát, phơi khắp hàng rào trong tiết trời cuối năm lạnh se và hun hút gió. Khi chúng héo vừa, má xếp đều vào chiếc thạp sành kê bên bậc thềm để muối chua rồi nén chặt bằng một tảng đá vuông vắn lên trên.
Sau mấy đêm, lớp cải ngả sang màu vàng óng, thơm mùi trong gió sớm. Đó cũng là lúc dì tư chuyên buôn gánh từ miền biển lên đổi lấy thực phẩm miền ngược. Má đong đầy hai chai nước mắm nhĩ, nút thật chặt bằng lá chuối khô và mua thêm một vài loại cá khô mặn, rồi lấy cải chua nén lại gọn gàng vào chiếc thẩu chai, bỏ vào đáy thúng cho dì.
Bao giờ dì tư cũng cho má mấy cái nang mực thật to màu trắng đục. Đến Tết, má lấy mớ lá sâm nam rừng cha hái phơi khô, đem ngâm nước rồi vò kỹ, rắc thêm bột nang mực trắng, đợi mấy giờ sau chúng sẽ đông lại thành thạch sâm nam xanh thẫm.
Má múc từng ly, thêm nước đường đen nấu với gừng tẻ giã nhỏ, chúng hòa vị vào nhau mát thanh và thơm quấn quýt! Dì tư bảo chuyến này phải ra giêng mới sắm chuyến quay lại.
Dì nhìn những món đồ khô mặn vơi dần, thay vào đó là những buồng cau nải chuối, cải chua và thuốc lá. Đôi quang thúng được quét dầu rái kín bưng nặng theo nhịp chân của dì, nhưng đường về nhà lại miên man bao niềm vui sum họp!
Rồi cứ khoảng hai mươi tháng chạp thì tốp thợ rừng cũng về quê ăn Tết. Họ là những người cùng quê với đủ nghề, tụ lại thành một nhóm, người đi tìm dược liệu, người làm nghề đục đá thuê, người chuyên tìm mây đan giỏ nhưng cũng có người đánh cược vận may tìm trầm.
Năm nào đi ngang ngõ họ cũng ghé lại uống trà râu ngô, chào cha trước khi về quê ăn Tết. Họ chỉ vào những thành phẩm mang về, nói rằng bán số ấy đi, cũng đủ sắm sửa một vài thứ cho gia đình đón Tết.
Cha biếu họ thật nhiều thuốc lá sợi, loại lá thuốc phơi đủ bảy nắng ba sương rồi cuộn tròn, canh vừa khít vào lỗ tròn trên bàn gỗ và dùng dao cắt sợi mỏng.
Số thuốc ấy, họ giữ thật kỹ trong túi vải, để trên bước đường cơm áo, trong bóng chiều vời vợi cố hương, chỉ cần lấy một tờ giấy bản, quấn thành điếu nhỏ, khói thuốc bay lên xua đuổi côn trùng nơi rừng thiêng nước độc và vơi bớt nỗi nhớ quê nhà.
Những con người bình dị ấy, đã bao nhiêu tháng chạp ngang qua ngõ, ghé lại thềm nhà như tín hiệu của mùa Xuân. Trên mỗi gương mặt sạm đen sương gió và gánh gồng bao lo toan lam lũ, vẫn ngập tràn những ước vọng yêu thương khi Tết đã cận kề.
Và mỗi con đường về nhà dù mang dáng hình nào, đều lấp lánh niềm vui bình an sum họp.
Tôi về nhà chỉ để ngồi trên thềm nhà đất nổi, hỏi thăm từng người năm cũ, xác tín bình an khi Tết đã cận kề. Tôi về nhà chỉ để nghe mùi hương mắm nhĩ quấn quýt trong chảo cải kho mặn mòi gió chạp. Rồi trong lúc đỏ lửa giao thừa, cha bỏ vài vỏ quế của những người thợ rừng làm quà Tết, khói lên thơm đến tận tro tàn.
Cảm ơn hơn 250 bạn đọc đã gửi bài Về nhà
Cuộc thi viết "Về nhà" là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà - trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.
Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút..., gửi về địa chỉ email venha@tuoitre.com.vn.
Giải thưởng Về nhà: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 15 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.
Tính đến ngày 16-1, cuộc thi đã nhận được hơn 250 bài dự thi. Cảm ơn các bạn đã gửi bài:
phanh dang, loan nguyen, Nguyễn Hà Tiên, Trang Nguyễn Thị Thùy, thai hoang, Thu Hien, Chung Thanh Huy, ngoc thach, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Nguyễn Tấn Lộc, Thu Vũ, Tanthoi Le, tam tranvan, Hiển Bùi, Tuan Bui thanh, Dương Lê Đức, Bình Nguyễn Thanh, TCKT_ To Uyen-SPC, Phương Thảo Nguyễn, Lê Thảo, Ngọc Dung Huỳnh, Hiếu Nguyễn Văn, Hiếu Nguyễn, Nguyễn Thị Diệu Phước, Lê Quốc Kỳ, Trang Chu, Xuân Nguyễn Duy, Hương Giang Nguyễn Thị, Hiệp Trinh, Chí Nguyên Trần, Hà Thu, Tha Trương, Nhu Tran, Thảo Nguyễn Hoàng, Quoi Tran, Trisha Võ, Nhung Mai, Dũng Mai Đức, Pham Trang, Thương Hoàng, Can Dung, Thanh Lê, Thị Tâm Nguyễn, Đào Nguyễn, Minh Huyền Vũ Thị, Long Trieu, Nga Cao, 32.Trần Khánh Vy FK9, Nẻo Về Thiện Lành, Em Nguyên, Nhung Lê Thị, Bích Hà, Lê Minh Hải PT, Nguyễn Oanh, Hà Trần, Thảo Nguyễn Hoàng, cương kim, Đinh Trung, MAP MINH, Thành Đồng Nguyễn, Kim Hà Trần, Nguyễn Quốc Vỹ, Lê Văn Lượng, Da Nguyen, Trần Minh Hợp, huu nhan nguyen, Thảo Nguyễn Hoàng, Trần Hiếu Nguyễn, luan van, Quang Ngo, Văn Lộc, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thi Tâm Nguyen, Toản Cao Ngọc, Thanh Le, niem duong, Nha Cao Hồng, Hậu Nguyễn, Ngọc Thủy Nguyễn, trâm trần, huong 04 dang, trầm trần, Út Nguyễn, Chót Nguyễn, Thương Hoàng, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Minh Anh Trần Lê, Lê Đình Trung, Văn Bích Ngô, Ly Phuong Thanh, the khai tran, Lynxes Ngoại Ngữ, Anh Hậu, thành bùi mạnh, Minh Út Nguyễn, mỹ liên phạm, Như Hiền, Nguyễn Lan Hương, Nguyen Hang, Thị Tâm Nguyễn, Quân Ngô, Trần Thị Thảo Nguyên, Thao Nguyen Tran Diep, Thanh Tran, Duy Hoàng Khánh, Nguyễn Nguyễn, Giang Phạm, Hằng Nga, Thư Nguyễn, nghi huy, My Nguyễn, Trần, Hà, Phạm Tử Văn, Nhien Nguyen Boi, Nguyễn Hải Giang, Nguyễn Hoàng Nhân, Tuyết Nguyễn, Trâm Tạ Ngọc Bảo, Thanh Thu Nguyen, Đình Tuấn Đào, Hanh Thu, Nam Hà Thanh, Tô Nguyễn Sơn Tùng, Thương Hoàng, phi tan, le le, Thanh Ly, Van Hoc Nguyen, Minh Tran, Le Diamond, Phuong Ho Phan Thuy Thao, Minh Bùi, Nhật Linh Phạm Ngọc, Thạc sĩ Hoàng Long, Thu Nguyen, Ba_Ot Ông, Vũ Thị Huyền Trang, Thuy Ho, Diep Bui, Thanh Xem Tran, Ngọc Giao Le, Thuy Le, Phi Ngo Pham Hoang, Phương Linh Trần, Quy Tran, Nam Nguyen, Ngan Nguyen Phuong, TRUONG DOAN, Cong Nguyen, Phụng Thiên, Nguyên Minh, yen pham, Phuc can Tran, Mỹ Liên Phạm, Tiêu Khánh Sơn, hyoyoung an, hanh laithingoc...
BAN TỔ CHỨC
Gia đình tôi là người Bắc di cư. Suốt năm tháng trước 1975, những cái tên như Tuyên Quang - Hà Nội (quê mẹ), Hải Phòng - Ninh Giang (quê bố) đến với lũ trẻ trong nhà qua những câu chuyện tự dưng nhỏ giọng của người lớn, giống như tên… nước ngoài.