Theo danh sách mới, cả nước có 27 trường ĐH và học viện được Bộ GD-ĐT cấp phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trước đó, danh sách này tính đến tháng 9.2022 bao gồm 25 trường ĐH cùng học viện. Hiện nay 2 đơn vị mới được bổ sung là Trường ĐH Nam Cần Thơ và Trường ĐH Ngoại thương.
Trường ĐH Ngoại thương mới được bổ sung vào danh sách tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc đ.t |
Danh sách cụ thể như sau:
- Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
- Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế)
- Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
- Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng)
- ĐH Thái Nguyên
- Trường ĐH Cần Thơ
- Trường ĐH Hà Nội
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- Trường ĐH Vinh
- Học viện An ninh nhân dân
- Trường ĐH Sài Gòn
- Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
- Trường ĐH Trà Vinh
- Trường ĐH Văn Lang
- Trường ĐH Quy Nhơn
- Trường ĐH Tây Nguyên
- Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
- Học viện Báo chí và tuyên truyền
- Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
- Học viện Khoa học quân sự
- Trường ĐH Thương mại
- Học viện Cảnh sát nhân dân
- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM
- ĐH Bách khoa Hà Nội
- Trường ĐH Nam Cần Thơ
- Trường ĐH Ngoại thương
Được biết, Bộ GD-ĐT hồi tháng 9.2017 đã ban hành Thông tư 23 về quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
Theo đó, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).
Để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh này, các đơn vị phải xây dựng đề án và công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường và Bộ GD-ĐT.