Kết thúc năm 2022, lực lượng Nga đã rút về phần lãnh thổ họ kiểm soát ở phía đông Ukraine và bán đảo Crimea. Sau khi Nga lui quân, thay vì lợi dụng chiến thắng ở Kiev để đàm phán hòa bình, Ukraine lại phản công.
Ukraine chọn phản công thay đàm phán
Ukraine đã chuyển từ chiến tranh tự vệ sang chiến tranh tấn công vào khu vực Nga kiểm soát. Với diễn biến này, Asia Times (tờ báo chuyên về phân tích chính trị có trụ sở ở Hong Kong) đánh giá mọi thứ đã thay đổi đối với người Ukraine.
Nay Nga đã huy động toàn bộ lực lượng và triển khai từ 300.000 đến 350.000 binh sĩ. Matxcơva đã sẵn sàng cho một cuộc phản công đối với các phòng tuyến đang chịu áp lực lớn của Ukraine.
Để ngăn Ukraine thất thủ, NATO đã vào cuộc và cam kết gửi một loạt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) cho Kiev.
Nhưng khi nhìn vào tính thời điểm, sự mong manh của chuỗi cung ứng từ NATO và cách mà các phòng tuyến kiệt quệ của Ukraine đang chống chọi dưới áp lực của Nga, nhiều người tự hỏi liệu NATO có sai lầm, và thậm chí là làm việc vô ích.
Asia Times cảnh báo các động thái của phương Tây sẽ không giúp Ukraine, mà chỉ khiến thêm nhiều người Ukraine thiệt mạng và có nguy cơ mở rộng chiến tranh.
Theo thông tin hiện nay, Anh sẽ gửi 14-15 xe tăng Challenger 2 cho Ukraine.
Đức cũng chấp nhận để các nước gửi xe tăng Leopard 2 của họ cho Kiev, mặc dù đi kèm với điều kiện là Mỹ đồng ý gửi một số xe tăng M1 Abrams của họ tới Ukraine.
Tổng cộng, Đức đồng ý gửi 14-15 xe tăng Leopard 2, trong khi Mỹ hứa sẽ gửi đi 31 xe tăng M1 Abrams.
Thế nhưng những con số này vẫn khá khiêm tốn so với lời kêu gọi của Ukraine cho 300 xe tăng từ nhiều tháng trước.
Ở phía bên kia, ngoài việc huy động lên đến 350.000 quân, Nga đã gửi khoảng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 cho lực lượng của họ tại phía đông Ukraine. Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường lực lượng của Nga vào cuối năm 2022.
Cái khó của Mỹ
Theo Asia Times, Mỹ vốn ngần ngại trước việc gửi M1 Abrams tới Ukraine, bởi đây là dòng xe tăng chủ chốt của Washington.
Năng lực công nghiệp của Mỹ không còn được như xưa, bằng chứng là Lầu Năm Góc từng thừa nhận ở thời điểm hiện tại họ không đủ phiên bản nâng cấp của xe tăng M1 Abrams để gửi cho Kiev.
Hơn thế, Mỹ còn phải cân đối giữa việc gửi xe tăng cho Ukraine và không làm ảnh hưởng đến kho M1 Abrams của riêng mình.
Bởi Washington dự tính gửi đi phiên bản cao cấp nhất của dòng xe tăng này, họ phải sản xuất từ đầu. Vì thế, giới quan sát đánh giá Ukraine phải chờ khoảng 12-18 tháng (thậm chí hơn) để nhận được xe tăng của Mỹ.
Ngoài ra, việc M1 Abrams được xem như xe tăng biểu tượng của quân đội Mỹ đồng nghĩa rằng Washington sẽ không muốn mất mặt khi mất lượng lớn chúng trên chiến trường.
Vì lý do trên, ngày càng có nhiều lời kêu gọi chuyển giao tiêm kích F-16 và các máy bay chiến đấu tiên tiến khác cho Ukraine. Xét cho cùng, nếu không có không quân yểm trợ, xe tăng NATO sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu cho máy bay Nga.
Nga cũng có khả năng dùng việc Mỹ gửi xe tăng đến Ukraine như một cái cớ chống lại NATO và chính nước Mỹ.
Số lượng xe tăng thực tế sẽ rất nhỏ so với quy mô và cách bố trí thiết giáp của Nga tại Ukraine. Về cơ bản, Mỹ đang yêu cầu Ukraine điều khiển những chiếc xe tăng mà họ hầu như không được đào tạo bài bản về vận hành, trong khi phải chống lại một lực lượng lớn hơn của Nga.
Đây là những hệ thống vũ khí hàng đầu đòi hỏi nhiều tháng, thậm chí nhiều năm đào tạo để vận hành.
Ngày 30-1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga đã bắt đầu phản công lớn chống lại sự kháng cự của Ukraine.
Xem thêm: mth.13025823113103202-eniarku-iat-naig-ioht-av-gnat-ex-ihp-gnal-oc-yat-gnouhp/nv.ertiout