vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ 2: Mối nguy từ bao bì thực phẩm

2024-01-03 12:26

Nguy cơ ẩn giấu

Nghiên cứu của chuyên gia các trường Đại học (ĐH) Toronto (Canada), ĐH Indiana và ĐH Notre Dame (Mỹ) đã phát hiện PFAS trong bao bì thực phẩm do đặc tính chống thấm nước và kháng dầu, mà khi giải phóng PFAS từ bao bì thực phẩm vào không khí cũng góp phần tạo nguy cơ khác cho con người khi tiếp xúc với các hóa chất không thể phân hủy trên.

Theo Giáo sư Miriam Diamond chuyên về Khoa học Trái đất - Môi trường, ĐH Toronto, để hạn chế sản phẩm nhựa sử dụng một lần, các tập đoàn thường chọn giấy gói và chén bát giấy có thể phân hủy, nhưng thực tế chúng có thể gây hại cho sức khỏe và môi trường bằng cách dẫn đến việc tiếp xúc với PFAS do hóa chất này đã được thêm vào dưới dạng chất chống thấm nước và dầu mỡ. Đặc biệt, 6:2 FTOH (rượu fluorotelomer 6:2), hợp chất có nhiều trong PFAS, cũng được phát hiện ở những mẫu trên. Các PFAS được phát hiện trong hầu hết túi đựng thức ăn nhanh ở Canada thu gom trong thử nghiệm có thể biến đổi thành hợp chất 6:2 FTOH, làm tăng khả năng người tiêu dùng tiếp xúc với hóa chất độc hại này. Trên thực tế, nồng độ PFAS được phát hiện đã giảm đến 85% sau khi túi giấy được sử dụng để bảo quản sản phẩm trong vòng 2 năm, trái ngược với tuyên bố PFAS không phân rã và thoát ra khỏi sản phẩm. "Hóa chất vĩnh cửu" này giải phóng từ bao bì thực phẩm vào không khí trong nhà, lại thêm điều kiện để con người tiếp xúc, gây hại cho sức khỏe...

Hóa chất tồn lưu trong túi giấy đựng thức ăn nhanh

Theo các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Environmental Science and Technology Letters, túi đựng thức ăn là chất xúc tác khiến con người tiếp xúc với PFAS nhiều hơn. Các nhà khoa học từng xác định tổng hàm lượng flo - một chỉ số của PFAS - cao hơn từ 3 - 10 lần trong chén giấy so với túi đựng bánh rán, bánh ngọt. Các hóa chất 6:2 FTOH hiện liên quan đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong khi người Mỹ vẫn tiếp xúc với chúng thông qua các hộp bánh pizza, hộp đựng thức ăn mang đi có tác dụng chống thấm dầu mỡ, giấy gói thức ăn nhanh... Để ngăn chặn tình trạng này, 11 tiểu bang của Mỹ đã cấm sử dụng PFAS trong các loại túi đựng thực phẩm và 2 chuỗi nhà hàng cũng cam kết loại bỏ PFAS khỏi hoạt động của họ vào năm 2025. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần tăng cường quy định cấm dùng PFAS trong túi đựng thực phẩm và đẩy mạnh sử dụng loại túi này làm từ sợi không chứa PFAS.

Theo FDA, cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chính xác về các loại "hóa chất vĩnh cửu". Ảnh: Shutterstock

Ban đầu, hầu hết công ty sản xuất đều thông báo với FDA rằng các hợp chất trên (PFAS chuỗi ngắn) an toàn hơn và ít có khả năng tích tụ ở người hơn các loại PFAS cũ, đồng thời đệ trình thêm nghiên cứu nội bộ để xác nhận tuyên bố của họ, nhưng các chuyên gia y tế và FDA đã tìm ra mối liên hệ của chất 6:2 FTOH - một phần của thế hệ PFAS "chuỗi ngắn" mới, dùng để thay thế PFAS "chuỗi dài" đã cũ được cho là có hại hơn. Bất kể độ ngắn dài, tất cả đều là độc chất tích tụ trong môi trường và cơ thể người. Các phân tích của FDA trong giai đoạn 2018 - 2020 kết luận rằng 6:2 FTOH có thể tồn tại trong cơ thể người nhiều năm và độc hại hơn so với công bố của các công ty trước đó, có thể làm tổn thương gan, thận, thần kinh, rối loạn tự miễn dịch, trong khi tỉ lệ tử vong ở thai nhi cũng cao hơn khi sản phụ tiếp xúc với hóa chất.

Nếu được nghiên cứu kỹ hơn, có thể 6:2 FTOH không được chấp nhận để làm bao bì thực phẩm. Nhưng thực tế cho thấy, năm 2020 FDA đã đạt được thỏa thuận với một số nhà sản xuất PFAS tự nguyện ngừng sử dụng các hợp chất 6:2 FTOH đối với sản phẩm này trong vòng 5 năm. Vấn đề đặt ra là khi chọn giải pháp này, liệu FDA có thể bảo vệ con người khỏi các hóa chất độc hại tiềm ẩn không.

Tháng 7/2020, FDA thông báo 4 nhà sản xuất PFAS hàng đầu đã đồng ý tất cả các bao bì thực phẩm có FTOH 6:2 sẽ được loại bỏ khỏi kệ hàng vào năm... 2025! Trong khi đó, cũng có ý kiến từ các "đại gia" hóa chất cho rằng những nghiên cứu của các nhà khoa học luôn được hoan nghênh, mặc dù vậy việc tiêu thụ nhiều chất béo, đường và muối trong các thực phẩm được chế biến sẵn hàng ngày là điều đáng lo hơn sự thẩm thấu hóa chất độc hại từ bao bì...

(Còn tiếp...)

Kỳ 1: Khi thế giới tràn ngập hóa chất
(CATP) PFAS là nhóm gồm hàng ngàn hóa chất tổng hợp được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, dựa trên liên kết carbon-flo, với biệt danh "hóa chất vĩnh cửu" do những liên kết này rất khó phân hủy, vì thế PFAS thường được sử dụng phổ biến trong rất nhiều sản phẩm sinh hoạt hàng ngày, từ vật dụng gia đình, bao bì sản phẩm đến trang thiết bị chữa cháy... Nhiều nghiên cứu cho thấy PFAS có khả năng kích thích ung thư phát triển và di căn, đe dọa sức khỏe con người, cần được kiểm soát chặt chẽ.
 
NGUYỄN XUÂN (theo The Guardian, The Paper)

Xem thêm: lmth.944751_mahp-cuht-ib-oab-ut-yugn-iom-2-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ 2: Mối nguy từ bao bì thực phẩm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools