Theo dự báo của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương (NOAA) của Mỹ, quả cầu lửa sẽ chạm đến Trái Đất trong ngày 2-1 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức từ 12 giờ trưa 2-1 đến 12 giờ trưa 3-1 theo giờ Việt Nam.
Quả cầu lửa vũ trụ này có tên gọi chính thức là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME), được giải phóng từ một ngọn lửa Mặt Trời cấp X5.
Ngọn lửa này bùng lên vào lúc 4 giờ 55 phút sáng 1-1 theo giờ Việt Nam, lao dần về phía Trái Đất.
Theo Space.com, đó cũng là ngọn lửa mạnh nhất từng được ghi nhận trong chu kỳ Mặt Trời thứ 25 mà chúng ta đang trải qua, dự báo sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2025 trước khi chuyển đột ngột sang giai đoạn bình lặng.
Khi ngọn lửa Mặt Trời xảy ra, quả cầu lửa CME được hình thành dưới dạng bong bóng ở vành nhật hoa của ngôi sao mẹ, là phần khí quyển bên ngoài.
Một điều may mắn cho Trái Đất là quả cầu lửa này dự kiến sẽ chỉ sượt qua phần bong bóng từ tính của hành tinh, tức chạm nhẹ vào phần ngoài của tử quyển.
Tuy vậy, nó đủ gây ra một cơn bão địa từ cỡ nhỏ loại G1, ảnh hưởng chút ít đến hạ tầng thông tin liên lạc, bởi sự rối loạn tạm thời trong một phần từ quyển.
Trong khi đó, một số vùng ở vĩ độ cao của Trái Đất có cơ hội nhìn thấy cực quang tuyệt đẹp.
Nguồn gốc của ngọn lửa Mặt Trời X5 đã tạo ra quả cầu lửa này được xác định là NOAA 3536, một nhóm vết đen Mặt Trời. Nhóm NOAA 3636 cũng từng phóng ra một ngọn lửa Mặt Trời rất mạnh trước đó - cấp X2.8 - vào ngày 14-12-2023.
Theo NASA, có 4 cấp độ cho ngọn lửa Mặt Trời từ thấp lên cao là B, C, M, X.
Độ mạnh của chúng được tăng cấp số nhân giống thang Richter đo cường độ động đất, loại C mạnh gấp 10 lần ngọn lửa loại B, loại M gấp 100 lần loại B và loại X gấp 1.000 lần loại B.
Xem thêm: nhc.572746101301042881-tad-iart-oav-mahc-yk-paht-tahn-hnam-urt-uv-aul-uac/nv.fefac