Hiện tại, thị trường đang trông chờ vào những thay đổi tại dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), dự kiến sẽ tiếp tục được bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội tới.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu nội bảng tính đến cuối năm 2023 đã tăng lên 4,95%, cao hơn gấp đôi so với mức 2% vào cuối năm 2022. Khó khăn của nền kinh tế kéo theo những khoản nợ khó đòi, đặc biệt khi tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đa phần là bất động sản.
"Ttài sản đảm bảo là các bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản cao cấp còn gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, đặc biệt ở các địa phương có tiềm năng du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hòa...", ông Nguyễn Hùng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Ngân hàng Quốc dân NCB, cho biết.
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 3% trong năm nay. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Đối với các khoản nợ xấu được xử lý qua VAMC, năm qua, cơ quan này đã thu hồi nợ hơn 16.000 tỷ đồng theo dư nợ gốc, mua được hơn 13.000 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên việc tìm kiếm nhà đầu tư để bán lại khoản nợ cũng không dễ dàng.
"Chúng tôi đang trông chờ nhiều vào Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, trong đó có điều chỉnh về xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua, là nền tảng quan trọng để VAMC xử lý nợ xấu", TS. Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC, cho hay.
VAMC đề xuất cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ, tránh khoảng trống pháp lý kéo dài, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 3% trong năm nay.
VTV.vn - Chửi bới, rồi đuổi đánh, nhưng không phải hành vi đòi nợ của tín dụng đen mà ngược lại, từ người đi vay. Tâm lý "bùng nợ" đã gây ra nhiều hệ lụy với cho vay tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.8860032121104202-uax-on-yl-ux-cul-on-gnah-nagn/et-hnik/nv.vtv