vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Đà tăng của SIP, KBC, IDC… nhiều khả năng sẽ tiếp tục

2024-01-16 03:21
Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Đà tăng của SIP, KBC, IDC… nhiều khả năng sẽ tiếp tục

Trong năm 2023 diễn biến nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp trên thị trường chứng khoán khá tích cực nhờ vào triển vọng thu hút FDI. Ngoại trừ BCM, hầu hết các doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng giá bình quân 38% so với giá trị đầu năm.

Đa phần các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đều tăng giá năm 2023

Đa phần các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đều tăng giá năm 2023

Với việc sở hữu động lực tăng trưởng tích cực từ các yếu tố vĩ mô, bao gồm làn sóng FDI lần thứ tư tại Việt Nam, các yếu tố địa chính trị thu hút dòng vốn đầu tư mới…, theo CTCK Phú Hưng (PHS), các doanh nghiệp KBC (Tổng công ty Đô thị Kinh Bắc), VGC (Tổng công ty Viglacera), IDC (Idico) sẽ tiếp tục dẫn dắt ngành với số lượng hợp đồng thuê và ký mới trong năm 2024 sẽ được duy trì ở mức cao và có thể nắm bắt được cơ hội với các đối tác lớn trong làn sóng đầu tư FDI lần này dựa vào các lợi thế hiện có.

Theo đó, PHS đưa ra khuyến nghị mua đối với SIP (dự phóng mức tăng giá 31%), KBC và IDC (Dự phóng mức tăng 10%)…

Theo số liệu của CTCK Phú Hưng (PHS), Việt Nam đang bước vào làn sóng FDI lần thứ tư nhờ môi trường đầu tư bền vững và hấp dẫn.

Cụ thể, các làn sóng FDI trước lần lượt diễn ra tại lĩnh vực sản xuất/lắp ráp thiết bị điện tử; ngành công nghiệp chất bán dẫn; sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời và hiện tại làn sóng thứ tư tập trung vào dự án năng lượng xanh.

Việt Nam đang bước vào làn sóng FDI lần thứ 4 tập trung vào dự án xanh

Việt Nam đang bước vào làn sóng FDI lần thứ 4 tập trung vào dự án xanh

Đáng chú ý, xu hướng “Friend-shoring” đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên toàn cầu với mục tiêu tìm kiếm sự kết nối sâu sắc hơn với những nền kinh tế thương mại "đáng tin cậy" và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, để giảm thiểu rủi ro cho bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng. (Friend-shoring là việc định tuyến lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia được coi là an toàn về mặt chính trị và kinh tế hoặc có rủi ro thấp, nhằm tránh sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh).

Theo đó, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 7 ứng viên “Friend-shoring” hàng đầu liên quan đến việc gia tăng mối quan hệ thương mại với Mỹ và EU (Báo cáo “Globalization 2.0 – Can the US and EU really “Friendshore” away from China” của Allianz). Trong đó, bảng xếp hạng dựa trên việc đánh giá các tiêu chí: Không có căng thẳng địa chính trị với Mỹ và EU; Lợi thế cạnh tranh trong giá trị thương mại toàn cầu và sở hữu lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thực tế, cân bằng mối quan hệ với các cường quốc đã giúp Việt Nam tăng cường sức hút đối với nhà đầu tư quốc tế và mở rộng thị trường thương mại. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về sự hội nhập toàn cầu và tham gia các hiệp định thương mại. Nổi bật qua các hiệp định thương mại đa phương với các nền kinh tế lớn của thế giới như CPTPP, EVFTA, VN-EAEU.

Sự hội nhập sâu rộng đã giúp Việt Nam trở thành cửa ngỏ quan trọng trên thế giới khi hợp tác cùng 60 quốc gia (chiếm 90% GDP toàn cầu) thông qua 16 FTAs. Điều này đã mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với hầu hết thị trường toàn cầu.

Hiện tại, sản xuất vẫn tiếp tục là ngành dẫn dắt chính trong đầu tư FDI tại Việt Nam. Cụ thể, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử; thiết năng lượng mặt trời; sợi; linh kiện ô tô và lắp ráp ô tô là các lĩnh vực tập trung dự án FDI có vốn đầu tư lớn.

Theo các số liệu thống kê của PHS từ các dự án ngành sản xuất đầu tư với vốn đăng ký trên 100 triệu USD, các dự án tổng hợp này tổng vốn đăng ký lên 12 tỷ USD (50% tổng vốn đăng ký FDI ngành sản xuất trong 11 tháng năm 2023).

“Chúng tôi cho rằng xu hướng đầu tư vào các dự án lớn tại khu vực phía Bắc sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, nhờ vào 3 lợi thế quan trọng: Nguồn cung dồi dào; cơ sở hạ tầng liên kết vùng đã hoàn thiện; giá thuê đất cạnh tranh. Theo ước tính của PHS, miền Bắc đã thu hút 75% giá trị của các dự án này, trong khi Nghệ An và Đà Nẵng chiếm 10%, 15% tập trung ở phía Nam”, PHS cho biết.

Lợi thế sẽ dành cho các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng tại khu vực miền Bắc và thị trường cấp 1 tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Lợi thế sẽ dành cho các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng tại khu vực miền Bắc và thị trường cấp 1 tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đáng chú ý, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp niêm yết hàng đầu vẫn thể hiện phong độ tốt trong bối cảnh thị trường đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các đơn vị nước ngoài. Theo đó, lợi thế sẽ dành cho các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng tại khu vực miền Bắc và thị trường cấp 1 tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xem thêm: lmth.818733tsop-cut-peit-es-gnan-ahk-ueihn-cdi-cbk-pis-auc-gnat-ad-shp-gnuh-uhp-naohk-gnuhc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Đà tăng của SIP, KBC, IDC… nhiều khả năng sẽ tiếp tục”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools