vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm tỷ lệ sở hữu, chặn 'sở hữu chéo' ngân hàng

2024-01-19 06:56

Báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi là dự án luật có nhiều nội dung chuyên sâu, có tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc tiếp thu, hoàn thiện luật được thực hiện kỹ lưỡng, thận trọng, phù hợp với đường lối, chính sách và Hiến pháp 2013.

Giảm tỷ lệ sở hữu, chặn 'sở hữu chéo' ngân hàng- Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH Vũ Hồng Thanh trình bày luật Các TCTD sửa đổi

GIA HÂN

Trước đó trong thảo luận, có đại biểu cho rằng biện pháp giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giảm giới hạn cấp tín dụng chưa xử lý được vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối như thời gian vừa qua, quan trọng là việc giám sát thực thi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thống nhất với ý kiến của đại biểu, bên cạnh quy định việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng và một số quy định trong tổ chức, quản trị, điều hành, luật đã bổ sung quy định về cung cấp, công bố công khai thông tin (điều 49). Theo đó, cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của TCTD phải thực hiện cung cấp thông tin, TCTD phải công bố công khai thông tin của các cổ đông này để bảo đảm minh bạch. Đồng thời, UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm hạn chế cao nhất tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối TCTD.

Liên quan đến việc các NH bán bảo hiểm, UBTVQH đã chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ NH dưới mọi hình thức. Giao Thống đốc NHNN quy định phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD để phù hợp với tính chất và hoạt động của lĩnh vực NH.

Tại cuộc họp báo sau kỳ họp sáng 18.1, PV Thanh Niên đặt câu hỏi liệu việc sửa luật Các TCTD có ngăn chặn được các vụ việc tiêu cực như tại NH TMCP Sài Gòn (SCB). Theo bà Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế QH, để hạn chế sở hữu chéo, thao túng TCTD, luật đã điều chỉnh quy định về giảm tỷ lệ sở hữu với tổ chức, cá nhân và người liên quan (trừ quỹ tín dụng nhân dân); giảm giới hạn tín dụng để cho phép các TCTD nâng cao năng lực theo lộ trình. Đặc biệt, quy định công khai thông tin với cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên cũng được bổ sung, giúp tăng tối đa tính minh bạch thông tin liên quan tới sở hữu TCTD.

"Nơi muốn được phân cấp, nơi ngại được giao"

Sáng qua, với đa số phiếu tán thành, QH thông qua Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Nghị quyết đưa ra 8 cơ chế đặc thù, trong đó nổi bật cơ chế phân cấp xuống huyện.

Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Lâm Thành, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc QH, cho biết việc thí điểm phân cấp cho cấp huyện thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia là rất mới. Nội dung phân cấp cũng rất triệt để khi thẩm quyền lẽ ra ở tỉnh thì chuyển thẳng xuống huyện.

Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ, HĐND cấp tỉnh được quyết định lựa chọn không quá 2 huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp. UBND cấp tỉnh quyết định giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia cho huyện được lựa chọn thí điểm… Đây là cơ chế rất thoáng, các địa phương rất muốn được quyền chủ động để làm, rút ngắn nhiều khâu quy trình thủ tục, thời gian. Chia sẻ thực tế "có nơi muốn được phân cấp, song có nơi cũng ngại được giao", song theo ông Thành, "cán bộ địa phương sợ là làm mà không rõ pháp lý, trách nhiệm nên có tâm lý bị quy vào sai phạm. Việc quy định rõ ràng thẩm quyền giúp tháo gỡ được điều này".

Hơn 2.500 tỉ đồng kéo lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Với đa số đại biểu tán thành, QH sáng qua thống nhất thông qua nghị quyết về việc sử dụng dự phòng chung, dự phòng nguồn ngân sách T.Ư của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương và Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Theo đó, cho phép sử dụng 63.725 tỉ đồng dự phòng chung nguồn ngân sách T.Ư của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2022 cho 5 ngành, lĩnh vực với 50 nhiệm vụ, dự án.

Ngoài ra, cho phép dùng hơn 2.526 tỉ đồng dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách T.Ư giai đoạn 2021 - 2025 để bổ sung cho EVN thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Xem thêm: mth.677537522811042581-gnah-nagn-oehc-uuh-os-nahc-uuh-os-el-yt-maig/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảm tỷ lệ sở hữu, chặn 'sở hữu chéo' ngân hàng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools