vĐồng tin tức tài chính 365

Có nên cho tiền người xin ăn trên đường?

2024-01-19 06:56

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 17.1, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường việc quản lý, tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM giao Sở TT-TT phối hợp các bên liên quan tích hợp kênh thông tin tiếp nhận tin báo phản ánh từ Tổng đài 1022, công bố cho người dân biết và báo tin khi phát hiện trẻ em, người lang thang, xin ăn. Đồng thời, tăng cường thông tin, truyền thông, vận động người dân không cho tiền trực tiếp người xin ăn trên đường phố.

Có nên cho tiền người xin ăn trên đường?- Ảnh 1.

Trẻ em phun lửa, xin ăn tại phố tây Bùi Viện (Q.1, TP.HCM)

NHẬT THỊNH

UBND TP.HCM giao các quận, huyện và TP.Thủ Đức tăng cường quản lý địa bàn, cùng Ủy ban MTTQ VN TP.HCM hướng dẫn, vận động tổ chức, cá nhân giúp đỡ người nghèo, khó khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương tựa (nếu có) thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội tại địa phương để đảm bảo giúp đúng người, không phát quà từ thiện ngoài đường gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Các địa phương phải chủ động rà soát các khu dân cư tập trung nhiều người tạm trú (đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật), phối hợp chặt chẽ với Công an TP.HCM nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những người chăn dắt, lợi dụng người yếu thế xin ăn để trục lợi. Song song đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ, tạo điều kiện để người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên tự lực trong cuộc sống, không để xảy ra trường hợp đi lang thang xin ăn.

Không tiếp tay cho kẻ chăn dắt

Bạn đọc (BĐ) nêu hiện trạng người xin ăn xuất hiện ở nhiều khu vực công cộng tại TP.HCM. BĐ k79 cho biết: "Tôi thường đi đường 3 Tháng 2, thấy nhiều người lang thang, xin tiền người dừng đèn đỏ, tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ngay cầu vượt Cây Gõ, người ăn xin tụ tập rất nhiều vào buổi tối".

Tương tự, BĐ ở địa chỉ email phamhungtai…@gmail.com thông tin: "Dưới cầu vượt Tân Thới Hiệp, nhiều người xin ăn đứng, ngồi ngay trên lòng đường. Mỗi lần xe dừng đèn đỏ, họ chạy ra giữa đường xin, gây mất an toàn giao thông. Ở Khu công nghiệp Tân Bình ra hướng đường Trường Chinh cũng vậy".

Nhiều ý kiến đồng tình với việc UBND TP.HCM vận động người dân không cho tiền người xin ăn ngoài đường. "Tôi ủng hộ việc không cho tiền người xin ăn ngoài đường phố. Một bộ phận không nhỏ những kẻ lười lao động, lợi dụng lòng thương người, muốn ăn bám xã hội. Một số trường hợp có nhà cửa nhưng đi ăn xin. Có nhóm chăn dắt người, khống chế, làm cho tàn tật, giả trang... để đi xin, cung phụng cho chúng. Người thật sự khó khăn, tàn tật, không nơi nương tựa..., hãy đến những tổ chức xã hội để được giúp đỡ", BĐ Nguyen Truong Son bày tỏ.

Nhiều BĐ khẳng định không cho tiền người ăn xin vì không muốn tiếp tay cho kẻ xấu đứng phía sau. BĐ có địa chỉ email badicoc…@gmail.com nêu quan sát: "Nhiều người nhìn không giống vô gia cư, nghèo khó mà vẫn ngồi lề đường xin ăn. Nhiều tổ chức, cá nhân có thể không nhận ra nên vẫn đến cho tiền, quà". Quyết liệt hơn, BĐ ở địa chỉ email toaninox…@gmail.com nhấn mạnh: "Tôi biết có nhiều người ăn xin bị chăn dắt để nuôi kẻ bất nhân, nên tôi không bao giờ cho tiền họ".

Cần giải pháp quản lý, trợ giúp bền vững

BĐ cho rằng người dân có phản xạ cho tiền người xin ăn như một việc thiện, thể hiện lòng trắc ẩn, còn vấn đề quản lý thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng. BĐ Quang Ta nêu quan điểm: "Người dân thì tùy tâm, lúc có tiền bạc dư dả muốn làm việc thiện. Còn vấn đề phát hiện kẻ chăn dắt, quản lý người ăn xin, lang thang thì các cấp ngành, địa phương xử lý. Nếu không còn người xin ăn ngoài đường thì người dân muốn làm việc thiện sẽ tới các điểm từ thiện".

Trong khi đó, phấn khởi trước việc ngành chức năng tổ chức tập trung người xin ăn, để họ thoát khỏi những kẻ chăn dắt, BĐ Hang Nguyen mong mỏi: "Điều tôi mong cầu đã đến, xin cơ quan chức năng hãy thực hiện triệt để vấn đề này, xử lý thật mạnh tay đối với những kẻ lười lao động, đi chăn dắt. Đi đường nhìn trẻ em đen đúa, đỏ hỏn bị cho uống thuốc ngủ mà đau lòng".

Bổ sung góc nhìn về hành động trợ sức nhóm yếu thế này, BĐ Hùng Lê Thanh nhìn nhận: "Xã hội muốn giúp đỡ để người xin ăn có chỗ ăn ở đàng hoàng, nhưng họ không cần chỗ ăn ở, mà cần tự do ngoài đường để xin được nhiều tiền hơn. Đây là một vấn đề xã hội".

Về giải pháp thu dung, trợ giúp người xin ăn, lang thang, BĐ Viet Phan đề đạt: "Người ăn xin ở hầu hết các địa bàn tại TP.HCM đều có người chăn dắt, quản lý, cưỡng bức để thu tiền. TP.HCM nên có biện pháp thực hiện lâu dài, dùng ngân sách để giải quyết nơi ăn, chốn ở cho người xin ăn, lang thang, tổ chức đào tạo nghề, hành nghề, làm ra sản phẩm để bán... Thành phố còn có thể vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ xây dựng quỹ tình thương để bổ sung nguồn kinh phí".

Tôi đồng tình với vận động, tuyên truyền của TP.HCM về việc không cho tiền người ăn xin. Tuy nhiên phải giải quyết và đưa những người có hoàn cảnh này vào các trung tâm xã hội và có trách nhiệm với họ.

nguyenvinhtrang2014

Tội nghiệp nhất vẫn là trẻ em bị đưa ra đường ăn xin. Hy vọng các cơ quan chức năng giúp đỡ để các em được sống trong môi trường an toàn. nghia…

@gmail.com

Đưa người ăn xin vào trung tâm hỗ trợ xã hội, từ từ sàng lọc trả về địa phương, xử lý về pháp luật hoặc hỗ trợ chỗ ăn ở, học hành. Bên cạnh đó, phải giải quyết triệt để nạn chăn dắt thì cuộc sống của những trẻ em, người khuyết tật, người già ấy mới tốt hơn được.

Tú Minh

Xem thêm: mth.516424291811042581-gnoud-nert-na-nix-iougn-neit-ohc-nen-oc/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nên cho tiền người xin ăn trên đường?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools