vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu ngân hàng dự đoán sẽ hút dòng tiền nhờ triển vọng khả quan

2024-01-19 17:57

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 19/1 tăng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,30 – 76,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 16,7 USD lên 2.023 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,39 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.037 đồng/USD, giảm 4 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.385 – 24.725 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh về 41.800 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về 41.200 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,62 USD (+0,74%), lên 74,70 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,54 USD (+0,68%), lên 78,22 USD/thùng.

VN-Index lên trên 1.180 điểm

Chỉ số VN-Index vượt qua ngưỡng 1.180 điểm khi đóng cửa, mức giá cao nhất trong khoảng 4 tháng khi nhóm cổ phiếu ngân hàng trợ giúp đắc lực.

Tuy nhiên, điểm trừ duy nhất nhưng hết sức quan trọng đó chính là dòng tiền còn hạn chế khiến thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp, phát đi tín hiệu thị trường tăng trong nghi ngờ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5,46 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua đạt 166,76 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 19/1: VN-Index tăng 12,44 điểm (+1,06%), lên 1.181,5 điểm; HNX-Index giảm 0,45 điểm (-0,19%), xuống 229,48 điểm; UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (+0,35%), lên 87,46 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ hồi phục trong phiên thứ Năm (18/1) nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Cổ phiếu Apple tăng 3,3%, sau khi Bank of America nâng khuyến nghị cổ phiếu này lên “buy” với dự báo mức tăng hơn 20% trong 12 tháng tới.

Cổ phiếu TSMC, ty sản xuất con chip lớn nhất thế giới tăng gần 10% sau khi công bố doanh thu và lợi nhuận vượt kỳ vọng trong quý 4/2023.

Bộ Lao động Mỹ báo cáo vào ngày thứ Năm rằng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 187,000 đơn trong tuần kết thúc ngày 13/1/2024, giảm 16.000 so với kỳ trước, và thấp hơn so với dự báo 208.000 đơn từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.

Kết thúc phiên 18/1: Chỉ số Dow Jones tăng 201,94 điểm (+0,54%), lên 37.468,61 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 41,73 điểm (+0,88%), lên 4.780,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 200,03 điểm (+1,35%), lên 15.055,65 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng khi nhóm cổ phiếu liên quan đến chip bật cao.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,4% lên 35.963,27 điểm và tăng 1,09% trong tuần. Chỉ số Topix tăng 0,72% lên 2.510,03 điểm và nhích 0,63% trong tuần.

Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục chỉ ra mức tăng 7,47% của Nikkei 225 từ đầu năm đên nay là 'quá nóng' ngay cả khi đã giảm trong hai ngày qua.

Một thước đo phổ biến được gọi là chỉ số sức mạnh tương đối, chỉ báo RSI đứng ở mức khoảng 72,6 điểm, vượt lên trên mức quá mua là 70 điểm.

Các nhà đầu tư nước ngoài là động lực chính của đà tăng năm nay, với dữ liệu của Bộ Tài chính trong cho thấy giá trị mua ròng đạt hơn 1,2 nghìn tỷ yên (8,09 tỷ USD) trong khoảng thời gian 7 ngày kết thúc vào ngày 13/1.

"Đó là một con số rất lớn trong một tuần. Sự quan tâm đối với chứng khoán Nhật Bản đã tăng khá ổn định trong năm qua, và có khả năng sẽ tăng hơn nữa trong năm nay với cách thị trường đang hoạt động”, James Halse, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Platinum Asset Management ở Sydney cho biết.

Cổ phiếu liên quan đến chip là những cổ phiếu nổi bật, theo dõi mức tăng qua đêm của các công ty cùng ngành ở Mỹ sau khi TSMC, nhà sản xuất chất bán dẫn dự kiến tăng trưởng doanh thu năm 2024 hơn 20%.

Theo đó, những cái tên như Tokyo Electron và Advantest là những cổ phiếu tăng điểm lớn nhất, đóng góp hơn 100 điểm mỗi cổ phiếu vào tổng mức tăng 497 điểm của Nikkei 225, với mức tăng lần lượt là 6,03% và 8,2%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi phục hồi từ mức thấp nhất trong năm năm phiên trước, do thiếu đi sự hỗ trợ từ các gói kích thích kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,47% xuống 2.832,28 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,15% xuống 3.269,78 điểm.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cường nỗ lực giải cứu thị trường sau khi một số quỹ ETF lớn đã có giao dịch tăng đột biến trong phiên trước đó.

"Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ chạm đáy, với một số quỹ bắt đầu thay đổi vị thế, đón chờ cho sự phục hồi hình chữ U trong năm nay", ông Kelly Chung, giám đốc đầu tư tại Value Partners cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông giảm và ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp, khởi đầu một năm tồi tệ nhất của thị trường kể từ năm 2016, khi các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,54% xuống 15.308,69 điểm và giảm 5,9% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,87% xuống 5.127,24 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục khi các nhà sản xuất chip lớn theo chân nhóm cổ phiếu cùng ngành trên Phố Wall bật cao.

Đóng cửa, Chỉ số KOSPI tăng 32,70 điểm, tương đương 1,34% lên 2.472,74 điểm.

Nhà sản xuất chip Hàn Quốc Samsung Electronics tăng 4,2% và SK Hynix tăng 3,74%, sau khi chỉ số bán dẫn Philadelphia Semiconductor tăng 3,8% trên Phố Wall đêm qua.

Tuy nhiên, chỉ số KOSPI đã giảm hơn 7% từ đầu năm bởi những hy vọng mờ nhạt về việc cắt giảm lãi suất sớm của Mỹ, cũng như cổ phiếu bluechip hoạt động kém hiệu quả và sự lo lắng địa chính trị xuất phát từ Triều Tiên và Trung Đông.

Kết thúc phiên 19/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 497,10 điểm (+1,40%), lên 35.963,27 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,50 điểm (-0,47%), xuống 2.832,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 83,10 điểm (-0,54%), xuống 15.308,69 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 32,70 điểm (+1,34%), lên 2.472,74 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Big4 ngân hàng dè dặt đặt chỉ tiêu lợi nhuận 2024

Công bố sớm nhất về kết quả kinh doanh năm 2023, nhưng nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối vẫn chưa tiết lộ về con số kế hoạch của năm mới 2024..>> Chi tiết

- Ngân hàng đón làn sóng tăng vốn, cổ phiếu vua có còn hấp dẫn

Năm 2024, các ngân hàng tiếp tục được khuyến khích chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, làm dày bộ đệm vốn. Cổ phiếu ngân hàng cũng được dự đoán sẽ hút dòng tiền nhờ triển vọng khả quan..>> Chi tiết

- Ngành thép đang trở lại

Với triển vọng giá thép tăng, thị trường bất động sản phục hồi và lực đẩy từ đầu tư công, ngành thép có khả năng hồi phục mạnh..>> Chi tiết

- Fed: Kinh tế Mỹ giữ vững sự ổn định, các doanh nghiệp lạc quan về triển vọng tương lai

Theo báo cáo khảo sát Beige Book được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 17/1, hoạt động kinh tế của nước này tiếp tục giữ vững sự ổn định..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.760833tsop-nauq-ahk-gnov-neirt-ohn-neit-gnod-tuh-es-naod-ud-gnah-nagn-ueihp-oc-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu ngân hàng dự đoán sẽ hút dòng tiền nhờ triển vọng khả quan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools