vĐồng tin tức tài chính 365

Vệ tinh quân sự - cuộc đua do thám từ không gian - Kỳ 2: Bí mật vệ tinh trinh sát Corona

2024-01-24 13:21
Máy bay C-119J thực hiện phi vụ thu hồi khoang chứa phim ảnh đầu tiên từ vệ tinh Discoverer-14 vào ngày 19-8-1960 - Ảnh: nationalmuseum.af.mil

Máy bay C-119J thực hiện phi vụ thu hồi khoang chứa phim ảnh đầu tiên từ vệ tinh Discoverer-14 vào ngày 19-8-1960 - Ảnh: nationalmuseum.af.mil

Trên máy bay, ngoài cơ phó đại úy Richmond Apaka còn có người điều khiển tời, bốn người xếp hàng hóa (hai người ở mỗi bên thân máy bay), người chụp ảnh, hoa tiêu và kỹ sư. Họ thuộc phi đội thử nghiệm 6593 trực thuộc tổ thử nghiệm 6594.

"Explorer 1 là vệ tinh đầu tiên của Mỹ được phóng lên quỹ đạo ngày 31-1-1958 từ trạm không quân mũi Canaveral, Florida và lần đầu khoa học nhân loại phát hiện vành đai bức xạ Van Allen. Sau đó, Mỹ tiếp tục phóng các vệ tinh quân sự do thám Liên Xô.

Chụp ảnh xong, thả khoang chứa phim ảnh về Trái đất

Máy bay Pelican 9 bay đến khu vực được chỉ định trên Thái Bình Dương cách căn cứ Hickam khoảng 480km. Trước 13h cùng ngày, một khoang nhỏ chứa phim ảnh tách khỏi vệ tinh Discoverer-14 đang bay trên quỹ đạo.

Ngay sau đó phi hành đoàn phát hiện tín hiệu phát đi từ một vật thể rơi phía trên máy bay khoảng 1.200m rồi nhìn thấy chiếc dù màu cam và bạc treo lủng lẳng khoang chứa màu vàng có hình dạng và kích thước như cái ấm trà lấp lánh dưới ánh nắng như lời mô tả của cơ trưởng Mitchell.

Mitchell giảm vận tốc máy bay. Phải đến lần thứ ba, những người điều khiển cần trục trên máy bay mới dùng móc tóm được chiếc dù ở độ cao 2.590m. Trung sĩ trưởng toán Algaene Harmon thông báo qua bộ đàm:

"Tốt lắm cơ trưởng, chúng tôi đã lấy được hàng". Họ cho chiếc hộp kim loại màu đen dính đầy bồ hóng từ tên lửa phóng vào thùng khóa lại rồi trở về Hickam.

Hôm đó là ngày 19-8-1960 và máy bay Pelican 9 vừa thực hiện một phi vụ lịch sử. Lần đầu tiên sử dụng máy bay thu hồi khoang chứa phim ảnh do vệ tinh do thám chụp về Liên Xô. Vệ tinh hoạt động trong chương trình tối mật CORONA.

Chiến tranh lạnh leo thang sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các cơ quan tình báo Mỹ rất khó tìm hiểu khả năng quân sự của Liên Xô. Sự kiện Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949 đã gây chấn động ở Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải có cách giám sát Liên Xô tốt hơn.

Theo trang web HistoryNet (Mỹ), các dự án đầu tiên sử dụng vệ tinh làm công cụ trinh sát đã được Mỹ phát triển từ những năm 1950.

Đầu tiên là hệ thống vũ khí 117L được không quân Mỹ phê duyệt vào năm 1956 nhằm phóng vệ tinh trinh sát lên quỹ đạo thấp để chụp ảnh, quay video, sau đó truyền hình ảnh về Trái đất.

Năm 1958, chương trình được đổi tên thành WS-117 ARPA. Dự án phát triển hai loại vệ tinh chính gồm vệ tinh trinh sát quang học quay phim và chụp ảnh (SAMOS-E) và vệ tinh trinh sát tình báo điện tử (SAMOS-F).

Từ năm 1960 - 1962, 11 vệ tinh SAMOS đã được phóng nhưng do độ nét của hình ảnh vệ tinh không đủ nên dự án SAMOS đã bị loại bỏ để thay thế bằng máy bay trinh sát của CIA.

Trở lại thời điểm năm 1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower phê duyệt dự án Genetrix nhằm giám sát Liên Xô bằng khinh khí cầu trang bị camera.

Suốt thập niên 1950, CIA và quân đội Mỹ tiếp tục tìm kiếm nhiều cách khác để xác định số lượng và vị trí bố phòng máy bay và tên lửa Liên Xô.

êu cầu thu thập thông tin tình báo ngày càng cấp bách sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 lên quỹ đạo thấp vào tháng 10-1957.

Năm 1958, Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến (ARPA) do CIA đứng đầu được thành lập phụ trách thực hiện các dự án không gian liên quan đến quân sự với sự hỗ trợ của không quân.

Một trong các mục tiêu là phát triển vệ tinh trinh sát có thể chụp ảnh từ không gian, sau đó thả khoang chứa phim đưa về Trái đất. Chương trình mang tên CORONA đã được Tổng thống Eisenhower phê duyệt vào năm 1958.

Phi đội thử nghiệm 6593 cất hộp chứa phim ảnh vào thùng an toàn trước khi trở về căn cứ Hickam - Ảnh: Không quân Mỹ

Phi đội thử nghiệm 6593 cất hộp chứa phim ảnh vào thùng an toàn trước khi trở về căn cứ Hickam - Ảnh: Không quân Mỹ

Số 13 may mắn sau 12 lần phóng thất bại

Đối với công chúng, chương trình CORONA được giới thiệu là dự án nghiên cứu các điều kiện bên ngoài khí quyển và phát triển các công nghệ mới về bay trong không gian, bao gồm kỹ thuật thu hồi.

Nhiều nhà thầu tham gia dự án gồm Lockheed (chế tạo vệ tinh), General Electric (thu hồi vệ tinh), Eastman Kodak (phim ảnh), Fairchild Camera and Instrument (máy ảnh), All American Engineering (thiết bị thu hồi và đào tạo kỹ thuật thu hồi trên không).

Chương trình phải đương đầu với nhiều thách thức như nghiên cứu camera có thể hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt trên không gian, chụp hình ảnh rõ nét trong lúc vệ tinh bay với vận tốc hơn 25.700km/h, hình ảnh đạt độ phân giải cao, phim ảnh trong khoang chứa phải chịu được nhiệt độ khắc nghiệt khi trở về Trái đất.

Vụ phóng đầu tiên được thực hiện tại căn cứ không gian Vandenberg ở California từ tháng 2-1959. 12 lần phóng đầu tiên thất bại do cháy tại bệ phóng, không bay đến quỹ đạo, camera hoạt động kém, dù không ổn định.

Một số người trong CIA và Bộ Quốc phòng muốn hủy bỏ chương trình song Tổng thống Eisenhower vẫn ủng hộ bởi lúc đó máy bay do thám U-2 của Mỹ vừa bị bắn hạ trên bầu trời Liên Xô vào ngày 1-5-1960 và chỉ có vệ tinh mới có khả năng giám sát tốt hơn máy bay U-2.

Tháng 8-1960, khoang chứa phim ảnh từ vệ tinh Discoverer 13 được thu hồi thành công trên Thái Bình Dương. Thành công này rất quý giá dù chuyến bay thử nghiệm không trang bị camera vì đây là lần đầu tiên một vật thể bay trong không gian được thu hồi.

Ngày 18-8-1960, vệ tinh Discoverer 14 đã chụp được những hình ảnh đầu tiên về Liên Xô. Vệ tinh đã thả khoang chứa phim ảnh từ quỹ đạo gần 170km.

Khi khoang chứa rơi vào khí quyển, dù bung ra ở độ cao hơn 18km. Máy bay C-119 chụp lấy khoang chứa ở độ cao từ 3,6 - 4,6km trên biển. Các tàu hải quân cùng trực thăng và thợ lặn được huy động đề phòng máy bay chụp hụt.

Chương trình kết thúc vào năm 1972 khi Mỹ thực hiện các chương trình khác như Gambit và Hexagon. Từ năm 1959 - 1972 đã có 144 vệ tinh được phóng đi, trong đó 102 vệ tinh đã đưa thành công khoang chứa phim ảnh về Trái đất.

Trên tạp chí Studies in Intelligence (Mỹ), tác giả Kenneth Greer đã ghi nhận: "Đóng góp của chương trình CORONA cho cộng đồng tình báo Mỹ và cho chương trình không gian Mỹ nói chung không thể đo lường được".

"Nhờ có vệ tinh, tôi biết kẻ thù có bao nhiêu tên lửa và tôi có thể ngủ thoải mái vào ban đêm, tổng thống LYNDON B. JOHNSON phát biểu năm 1967.

Ngày 24-2-1995, Tổng thống Bill Clinton đã ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo giải mật hình ảnh thu được từ các vệ tinh trinh sát thuộc các hệ thống CORONA, ARGON và LANYARD.

Tạp chí Air Force Magazine nhận xét hơn 800.000 hình ảnh từ chương trình CORONA cho thấy các tổ hợp tên lửa, các lớp tàu ngầm, máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, hệ thống chống tên lửa đạn đạo và phòng thủ tên lửa, địa điểm lưu trữ vũ khí nguyên tử, các khẩu đội phòng không, hạm đội tàu mặt nước, cơ sở chỉ huy và kiểm soát và bãi thử tên lửa Plesetsk, tên lửa Liên Xô ở Ai Cập.

Ngoài ra còn có hình ảnh về quá trình chuẩn bị thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc năm 1964, các tổ hợp tên lửa Trung Quốc.

-------------------

Nỗi khổ tâm của các nhà khoa học và các chuyên gia tham gia chương trình vệ tinh do thám Hexagon là phải nói dối vợ con, bạn bè để giữ bí mật công việc. Họ chỉ thở phào nhẹ nhõm khi chương trình được giải mật.

Kỳ tới: Làm thế nào giữ bí mật vệ tinh Hexagon?

Vệ tinh quân sự - cuộc đua do thám từ không gian - Kỳ 1: Tiếng bip bip làm người Mỹ rúng độngVệ tinh quân sự - cuộc đua do thám từ không gian - Kỳ 1: Tiếng bip bip làm người Mỹ rúng động

Cuối năm 2023, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc vừa gia nhập nhóm số ít các quốc gia sở hữu vệ tinh do thám. Cuộc chiến thầm lặng trên quỹ đạo có nguy cơ gay cấn hơn. Vệ tinh trinh sát đã trở thành vũ khí tình báo tiên tiến.

Xem thêm: mth.45662013232104202-anoroc-tas-hnirt-hnit-ev-tam-ib-2-yk-naig-gnohk-ut-maht-od-aud-couc-us-nauq-hnit-ev/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vệ tinh quân sự - cuộc đua do thám từ không gian - Kỳ 2: Bí mật vệ tinh trinh sát Corona”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools