vĐồng tin tức tài chính 365

Một người nhiễm khuẩn liên cầu lợn, tử vong sau khi ăn tiết canh tiệc tất niên

2024-01-25 14:31

Ngày 25-1, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương thông tin trường hợp bệnh nhân tử vong do sốc nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Cụ thể, ông T.V.H. (50 tuổi, trú tỉnh Nam Định) có tiền sử khỏe mạnh. Ba ngày trước khi vào viện, ông H. mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè.

Sau liên hoan 1 ngày, ông H. bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau mỏi người, đi ngoài phân lỏng 2 lần, kèm sốt cao rét run, người khó chịu, chân tay tím tái. Người nhà đưa đi cấp cứu và được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, ông H. nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mạch bẹn không bắt được, huyết áp không đo được, toàn thân nổi vân tím, ban xuất huyết hoại tử vùng mặt, tay và chân.

Sau khi hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân không cải thiện và tử vong ngay sau đó.

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Phương - phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân là do sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn có suy đa tạng, toan chuyển hóa, rối loạn đông máu nặng.

Bác sĩ Phương cho hay người bị nhiễm liên cầu lợn có thể biểu hiện dưới nhiều thể lâm sàng khác nhau như viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn với suy đa cơ quan, viêm nội tâm mạc và viêm khớp.

Các khớp thường gặp ở hông, khuỷu tay, cổ tay, xương cùng chậu, cột sống và ngón tay cái. Tỉ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn rất cao.

Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh liên cầu lợn ở người. Vì vậy việc phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo an toàn lao động trong chăn nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến, ăn các sản phẩm của lợn được chế biến chín, không ăn tiết canh, lợn ốm, chết...

"Người dân có nguy cơ nhiễm bệnh do các thói quen ăn uống có nguy cơ cao nhiễm liên cầu lợn như ăn các sản phẩm của lợn sống hoặc chưa nấu chín, bao gồm cả máu, nội tạng lợn.

Ngoài ra, người chăn nuôi lợn, bác sĩ thú y, công nhân chế biến và vận chuyển thịt, người bán thịt và đầu bếp thì liên cầu lợn có thể truyền trực tiếp vào máu sau khi tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn mang mầm bệnh khi có vết thương ở da", bác sĩ Phương thông tin.

Bác sĩ Phương cũng cảnh báo chuẩn bị đến Tết Nguyên đán, ở một số vùng nông thôn Việt Nam vẫn duy trì phong trào "đụng lợn" - nhiều gia đình thịt lợn chung để chia nhau trong dịp Tết. Trong đó, một số bộ phận như cuống họng, phổi lợn, lòng lợn được băm chặt chế biến làm tiết canh.

Bác sĩ Phương khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh lợn, thịt lợn sống dưới mọi hình thức dù lợn khỏe, nhà nuôi.

Một phụ nữ Thái Bình chết sau khi ăn tiết canh heoMột phụ nữ Thái Bình chết sau khi ăn tiết canh heo

Một người phụ nữ chết và hai người khác vẫn đang cấp cứu tại bệnh viện sau khi ăn tiết canh heo tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Xem thêm: mth.64571642152104202-nein-tat-ceit-hnac-teit-na-ihk-uas-gnov-ut-nol-uac-neil-nauhk-meihn-iougn-tom/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một người nhiễm khuẩn liên cầu lợn, tử vong sau khi ăn tiết canh tiệc tất niên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools