vĐồng tin tức tài chính 365

Hơn 100 người "sập bẫy" đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

2024-01-26 16:07

Ngày 26/1, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Việt Vương (34 tuổi, ngụ TP Hà Nội) 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo HĐXX, hành vi của bị cáo Vương là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nên cần phải xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe. Tuy nhiên, quá trình lượng hình tòa cũng ghi nhận cho bị cáo một số tình tiết giảm nhẹ.

Hơn 100 người sập bẫy đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản - 1

Bị cáo Vương tại tòa (Ảnh: Xuân Duy).

Theo tòa, bị cáo Vương thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.

Khi được hỏi về yêu cầu trong vụ án, các bị hại lần lượt trình bày hoàn cảnh và mong muốn được nhận lại số tiền bị cáo đã chiếm đoạt.

Ngày 18/4/2011, Công ty Vietcom do Lê Văn Quyền là đại diện và Công ty Media Center Kyodo Kumiai do ông Takashi Shimane đại diện (trụ sở tại Nhật Bản) ký hợp đồng nguyên tắc về chương trình thực tập kỹ năng của người nước ngoài.

Theo đó, Công ty Vietcom sẽ cung ứng lao động với số lượng 50 người đến thực tập nghề xây dựng tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm.

Ngày 18/3/2014, Công ty Vietcom do Lê Văn Quyền là đại diện và Công ty Fuji Keiei Koryu Kyodo Kumiai (Nhật Bản) có ký biên bản ghi nhớ về chương trình thực tập kỹ năng dành cho người nước ngoài.

Theo đó, Công ty Vietcom thực hiện hợp đồng cung ứng lao động với số lượng 38 người, trong đó 18 nữ, làm việc may mặc, sản xuất ván khuôn tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm.

Để thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động nói trên, Lê Văn Quyền thành lập Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản, cơ sở 2 thuê địa điểm đặt trung tâm tại Trường Cao đẳng nghề TPHCM.

Đồng thời, Quyền giao cho ông Lương Công Quảng làm Giám đốc Trung tâm và trực tiếp tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động có hộ khẩu phía Nam để phái cử sang làm việc tại Nhật Bản theo yêu cầu của đối tác và theo hợp đồng đã ký kết.

Thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động cho các đối tác Nhật Bản, Lương Công Quảng với vai trò là Giám đốc Trung tâm đã thỏa thuận với Nguyễn Việt Vương (Trưởng Văn phòng đại diện miền Nam Công ty cổ phần Atlantic THP) về việc "tạo nguồn, tìm kiếm người lao động" cho Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản cơ sở 2. Đồng thời, Quảng có yêu cầu Vương thu hộ 12 triệu đồng/người lao động.

Thực hiện thỏa thuận trên, Vương đã tuyển nhân viên để thực hiện việc tuyển chọn, thu tiền của người lao động và giới thiệu cho Quảng. Sau khi tuyển chọn, thu tiền của người lao động, Vương chuyển toàn bộ hồ sơ tuyển dụng cho Lương Công Quảng, để tiếp tục thực hiện việc tuyển chọn, mở các lớp học tiếng Nhật cho những người lao động theo thỏa thuận.

Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện việc đưa người đi lao động ở nước ngoài phải tuân thủ đúng quy định. Pháp luật cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

Tuy nhiên, Nguyễn Việt Vương đã thực hiện việc tổ chức đưa người đi xuất khẩu lao động không đúng quy định, thu tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng của 101 người lao động, từ đó chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng.

Xem thêm: mth.61260703162104202-nab-tahn-iat-gnod-oal-uahk-taux-id-yab-pas-iougn-001-noh/taul-pahp/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:Pháp luật

“Hơn 100 người "sập bẫy" đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools