Đây cũng là năm hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử, vượt cả đợt hạn 2016. Mặc dù vậy, nhờ sự chủ động từ sớm, sản lượng lúa toàn quốc vẫn đạt 42,8 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Ngay từ vụ Đông Xuân, nhờ chủ động xuống giống sớm gần 1 tháng, 93% diện tích lúa ở ĐBSCL đã tránh hạn và né mặn thành công.
Đặc biệt, nhờ nắng nhiều và thời gian nắng kéo dài trong ngày, lúa quang hợp tốt hơn nên năng suất cao hơn và tránh được sâu bệnh.
Xuống giống sớm 1 tháng cũng đồng nghĩa với việc chuyển hẳn lịch thời vụ của vụ Đông Xuân nhưng theo Cục Trồng trọt, ngay cả trong thời tiết bất thuận nhất, chúng ta chỉ mất 5 đến 10% năng suất so với việc mất trắng do hạn mặn nếu làm chính vụ.
Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, cho biết: "Chúng tôi tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, hội viên phải làm trước gương mẫu. Những năm trước đây chúng ta có xuống giống vụ Đông Xuân muộn hay còn gọi là vụ 3 nhưng năm nay Đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu, sau đó tuyên truyền mạnh ra quần chúng nhân dân".
Tại tỉnh Sóc Trăng, vụ Đông Xuân chỉ có khoảng 1.000ha trong tổng số 186 nghìn ha lúa của địa phương này bị ảnh hưởng bởi hạn mặn. Diện tích thiệt hại thấp hơn rất nhiều so với 30 nghìn hecta lúa mất trắng năm 2016.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, nói: "Chúng ta có các giải pháp đồng bộ, vượt lên trên hết chúng ta đã có những chỉ đạo sát sao để cùng nông dân bám đồng ruộng và giải quyết sớm những khó khăn phát sinh".
VTV.vn - Năm nay, Việt Nam xuất khẩu gần 6,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 3,1 tỷ USD, giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng 9,3% về giá trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.33542929020101202-gnoc-hnaht-ohk-touv-teiv-oag-man-0202/et-hnik/nv.vtv