vĐồng tin tức tài chính 365

Kê khai tài sản: Siết với đối tượng dễ có điều kiện tham nhũng

2021-01-04 07:28

Tài sản người thân mà có mối liên quan cũng sẽ bị xử lý

. Nghị định 130/2020 xử lý câu chuyện kiểm soát tài sản của người nhà, người thân để tránh việc đứng tên hộ, núp bóng thế nào, thưa ông?

+ Hiện nay, việc kê khai tài sản vẫn còn hạn chế là chỉ kiểm soát được tài sản cán bộ, công chức, dễ dẫn đến tình trạng tài sản đứng tên người khác. Quốc hội đã bàn rất nhiều, nhiều ý kiến cũng rất muốn mở rộng đối tượng, kiểm soát cả tài sản của vợ, chồng, con, cha mẹ, họ hàng. Nhưng về mặt pháp lý, quyền tài sản là quyền con người, quyền công dân mà những người đủ tuổi thành niên có quyền và tự chịu trách nhiệm. 

Thêm nữa, quy định như vậy cũng nằm ngoài khả năng của người kê khai. Chẳng hạn, người kê khai có con đã lập gia đình riêng, làm ăn ở xa, thậm chí là nước ngoài, họ cũng không có khả năng buộc con mình cho biết tài sản, thu nhập để kê khai theo quy định.

Tuy nhiên, nếu tài sản mang tên người khác nhưng có mối quan hệ liên quan thì cũng bị xử lý. Chẳng hạn, biệt thự tuy mang tên ông bố nhưng cơ quan chức năng chứng minh được có nguồn gốc từ tiền của người con thì chúng ta hoàn toàn có thể xử lý được. Luật PCTN hiện nay quan niệm tài sản tham nhũng là tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng nên có đủ cơ sở để xử lý, kể cả khi tài sản đó mang tên người khác.

Về lâu dài, để việc kiểm soát thực sự có hiệu quả, chúng ta phải mở rộng việc kiểm soát ra toàn xã hội bằng các công cụ thuế, chống rửa tiền, hạn chế chi tiêu tiền mặt....  

Xem thêm: lmth.325959-gnuhn-maht-neik-ueid-oc-ed-gnout-iod-iov-teis-nas-iat-iahk-ek/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kê khai tài sản: Siết với đối tượng dễ có điều kiện tham nhũng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools