vĐồng tin tức tài chính 365

‘Điểm nghẽn’ hạ tầng giao thông ĐBSCL dần được tháo gỡ

2021-01-04 19:46

‘Điểm nghẽn’ hạ tầng giao thông ĐBSCL dần được tháo gỡ

Trung Chánh

(TBKTSG Online) - Cùng với việc khởi công và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông lớn, thì cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được thông tuyến đã từng bước tháo gỡ "điểm nghẽn" về hạ tầng giao thông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận cho xe lưu thông dịp Tết với tốc độ tối đa 40 km/giờ

Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ĐBSCL

Cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận vào hôm nay, 4-1. Ảnh: Hải Đường.

Phát biểu tại buổi di chuyển thực nghiệm trên toàn tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận và cắt băng thông tuyến kỹ thuật dự án cao tốc này diễn ra vào hôm nay, 4-1, ở tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, 13 địa phương ĐBSCL là nơi có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, nhưng hạ tầng kết nối vẫn là "điểm nghẽn" rất lớn, dù Trung ương đã rất quan tâm.

Theo Thủ tướng, có rất nhiều nguyên nhân khiến tuyến cao tốc từ TPHCM đến Cần Thơ chưa thể hoàn chỉnh, đặc biệt là đoạn tuyến Trung Lương- Mỹ Thuận, dài trên 51 km, dù đã khởi công rất nhiều năm, nhưng vẫn bị chậm trễ.

Trước tình trạng nói trên, Thủ tướng cho biết vào tháng 4-2019, dự án được tái khởi động và Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, cam kết với nhân dân ĐBSCL là đưa đoạn cao tốc này thông tuyến trước Tết Nguyên đán. “Đây (đoạn cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận) cũng là đoạn hạ tầng giao thông chiến lược trong cả đoạn đoạn từ TPHCM về Cần Thơ”, Thủ tướng nhấn mạnh và giải thích thêm rằng, Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án kết nối quan trọng và nếu bị chậm tiến độ sẽ làm ảnh hưởng niềm tin nhân dân ĐBSCL rất lớn.

Trên thực tế, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông tuyến và sẵn sàng cho người dân lưu thông vào dịp Tết Nguyên đán tới nhằm “chia lửa” ách tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 1, đoạn qua tỉnh Tiền Giang.

Theo đó, báo cáo của Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, cho biết tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện nay có thể phục vụ cho xe dưới 16 chỗ và xe tải dưới 2,5 tấn lưu thông với tốc độ dưới 40 km/giờ vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu trong trường hợp tuyến quốc lộ 1 ùn tắc giao thông.

Cùng với việc thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, thì cầu Mỹ Thuận 2 đang trong giai đoạn xây dựng và dự kiến hoàn thành trong năm 2023 cũng như việc chính thức khởi công đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vào hôm nay, 4-1, có thể thấy "điểm nghẽn" về hạ tầng giao thông đường bộ của ĐBSCL đã dần được tháo gỡ.

Tại lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong sáng cùng ngày tại tỉnh Vĩnh Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, ngay trong năm nay, các đơn vị liên quan sẽ chuẩn bị dự án khả thi để tiếp tục khởi công cao tốc Cần Thơ- Cà Mau thời gian tới. Đồng thời, sẽ đầu tư tuyến đường ven biển phía Đông và Tây của vùng ĐBSCL với chiều dài khoảng 400 km.

Theo Thủ tướng, việc đầu tư tuyến cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần kết nối toàn tuyến cao tốc từ TPHCM về Cần Thơ được đồng bộ, hoàn chỉnh. "Đây là những yêu cầu quan trọng để phát triển ĐBSCL", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong khi đó, để đạt được kết quả thông tuyến đúng tiến độ của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Thủ tướng đánh giá cao Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tiền Giang và đặc biệt là nhân dân của địa phương đã sớm bàn giao mặt bằng thi công. “Tôi cũng biểu dương Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ, ngành có liên quan đã đề xuất nguồn lực cho dự án”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Mặt khác, Thủ tướng cũng đánh giá rất cao việc Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại đã tham gia tài trợ vốn cho dự án theo kêu gọi của Thủ tướng. “Kết quả này là rất đáng được trân trọng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Thủ tướng, để dự án có thể chính thức đưa vào khai thác đúng tiến độ (năm 2021), thì khối lượng công việc còn lại là rất lớn. “Chính vì vậy, tôi yêu cầu chủ đầu tư, tỉnh Tiền Giang, đơn vị thi công tiếp tục phấn để dự án có thể khánh thành đúng tiến độ”, Thủ tướng chỉ đạo.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 12.668 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 7.946 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí khác là 2.730 tỉ đồng, lãi vay và dự phòng là 1.992 tỉ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn có vốn chủ sở hữu là 2.787 tỉ đồng, vốn vay thương mại là 7.694 tỉ đồng và vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án là 2.186 tỉ đồng.

Dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận có 4 làn xe cao tốc, rộng 3,5m/làn và có dải phân cách cứng ở giữa. Chiều dài cao tốc này là 51,1km (tuyến nối 5,9km), có điểm đầu tại nút giao Thân Cửu nghĩa kết nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương và điểm cuối giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang sẽ kết nối vào dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai cầu đang được triển khai xây dựng.

 

Xem thêm: lmth.og-oaht-coud-nad-lcsbd-gnoht-oaig-gnat-ah-nehgn-meid/283213/nv.semitnogiaseht.coaid

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Điểm nghẽn’ hạ tầng giao thông ĐBSCL dần được tháo gỡ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools