Máy bay Nga tham gia sứ mệnh giám sát trong khuôn khổ Hiệp ước bầu trời mở - Ảnh: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
Trong thông cáo được phát ngày 15-1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ bắt đầu các thủ tục trong nước trước khi chính thức thông báo tới các thành viên của Hiệp ước bầu trời mở. Theo quy định, tư cách thành viên của một nước sẽ chấm dứt 6 tháng sau khi có thông báo rút lui chính thức.
Hiệp ước bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau. Những người đưa ra ý tưởng về hiệp ước tin rằng điều này sẽ giúp các quốc gia xây dựng niềm tin chiến lược, đặc biệt giữa các cường quốc hạt nhân như Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, cả Matxcơva và Washington thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận bằng cách hạn chế các khu vực bay hay dùng các rào cản kỹ thuật khác. Ngày 22-11-2020, Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước sau 6 tháng thông báo ý định.
Động thái của Washington khi đó đã vấp phải sự lo ngại và chỉ trích từ một số nước, trong đó có Nga và Đức. Trung Quốc, một nước không phải là thành viên hiệp ước, cũng lên tiếng phê phán Mỹ và cho rằng hành động của Washington tạo ra tiền lệ xấu cho các nỗ lực kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 15-1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nguy cơ quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục xói mòn dưới thời Tổng thống Joe Biden vẫn còn. Bà nhấn mạnh sẽ là phản tác dụng nếu dùng ngôn từ kiểu "dọa nạt" để nói chuyện với Matxcơva.
"Bóng đang ở phần sân của người Mỹ", bà Zakharova ám chỉ việc cải thiện quan hệ nên phụ thuộc vào thái độ của Washington đối với Matxcơva. "Mỹ thậm chí đã đặt Nga vào danh sách những kẻ thù của họ", đại diện Bộ Ngoại giao Nga lập luận.
Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) giữa Mỹ và Nga dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 2 tới. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đạt được tiếng nói chung trong việc gia hạn New START thêm bao nhiêu năm. Hiệp ước này được ký kết năm 2010 và có hiệu lực một năm sau đó.
TTO - Bộ Ngoại giao Nga đã sử dụng tranh đội quân của hoàng đế Pháp Napoleon rút khỏi Nga để đáp trả bài đăng của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về lập trường cứng rắn với Matxcơva của chính quyền ông Trump.
Xem thêm: mth.66124909151101202-om-iort-uab-cou-peih-iohk-tur-agn-cuhc-mahn-nedib-gno-ohc-nac-gnohk/nv.ertiout