vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta không được vấp ngã để kinh tế Việt Nam tụt dốc”

2021-01-19 21:22

Tại cuộc họp, các thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, năm 2020, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu diễn biến quá nhanh nên đã gây ra sự hỗn loạn trên toàn cầu. Nhưng Việt Nam đã thành công trong xử lý sự hỗn loạn này.

Đạt được "mục tiêu kép" với kết quả phát triển kinh tế - xã hội tốt như vậy là nhờ Chính phủ và Thủ tướng đã phản ứng rất nhanh, nhạy bén, kịp thời, quyết đoán, khôn khéo và làm tốt công tác truyền thông. Chính phủ cũng đã mạnh dạn, chấp nhận thâm hụt ngân sách để lần đầu tiên hỗ trợ tiền mặt cho người dân và hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19. Đó là quyết định chính xác. Nhờ đó, trong khi hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng âm và kinh tế toàn cầu âm 4%, mà kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,91% có ý nghĩa hơn rất nhiều so với lúc tăng trưởng cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta không được vấp ngã để kinh tế Việt Nam tụt dốc” - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

“Vượt bão” thành công

Năm 2020, Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên đánh giá, Việt Nam là 1 trong 16 nền kinh tế mà các nhà kinh tế học gọi là "hội tụ tiến hóa", mô tả các nền kinh tế nghèo phát triển nhanh hơn các nền kinh tế giàu và do đó khoảng cách thu nhập được thu hẹp. Đây là sự kiêu hãnh và Việt Nam đã trinh phục được tình cảm của người dân trong và ngoài nước, vì vừa bảo vệ được sức khỏe của nhân dân, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa giữ vững được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Một số nhà kinh tế nhận định, đây không phải là thành tựu đương nhiên, mà là do kết quả của cải cách thể chế kinh tế, tái cơ cấu nền kinh tế và tăng trưởng cao trong 4 năm trước. Đó cũng là nhờ khu vực kinh tế tư nhân được tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, cũng như sự nỗ lực, không trông chờ, ỉ lại của người dân và doanh nghiệp. Đó cũng là nhờ Chính phủ đã giải quyết tốt được mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Vì vậy kết quả phát triển kinh tế không chỉ do thị trường mang lại, mà có "bàn tay" của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đã rất quyết liệt đối với giải ngân vốn đầu tư công từ rất sớm nên đã bù đắp được sự sụt giảm của các khu vực khác. Trong khi đó, xuất khẩu tăng 7% là nhờ Việt Nam đa dạng hóa được thị trường thông qua các Hiệp định Thương mại tự do, nên đã bù đắp được sự suy giảm ở các thị trường khác.

Theo đánh giá của một số nhà kinh tế, toàn bộ giá trị từ tăng thêm của nền kinh tế năm qua là từ tăng năng suất nhân tố tổng hợp của cả lao động và vốn. Trong đó, phần lớn là nhờ chuyển đổi số và tối ưu hóa sản xuất. Động lực này đã bù đắp được sự thụt giảm từ đóng góp của lao động, tiêu dùng dân cư và đầu tư tư nhân.

Việc chỉ số chứng khoán tăng cao là nhờ dòng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài tiếp tục chảy vào Việt Nam. Điều này, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế và đất nước bước vào Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 trong một trạng thái tốt.

Từ hành trang trên, cùng với kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2020, các thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, điều quan trọng nhất trong năm nay là Chính phủ phát huy được kinh nghiệm và duy trì được tinh thần vượt khó. 

Trong đó, tiếp tục phát huy kinh nghiệm về việc đưa ra các quyết sách kịp thời và huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị trong chống dịch vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải duy trì được thành quả về kiểm soát dịch COVID-19. Vì đây là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

Bên cạnh đó, cần kiên trì cải cách thể chế kinh tế, đi cùng với không được phép lãng phí cơ hội vàng từ cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra để đẩy mạnh chuyển đổi số. Đặc biệt là không đảo chiều chính sách. Vì để tiếp sức cho phục hồi kinh tế thì cần duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn hơn, thông qua các gói miễn, giảm và giãn thuế và tiếp tục mức lãi suất thấp. Song hành với "cỗ xe tam mã" là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Chuyển đổi số để thu hẹp khoảng cách phát triển

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta không được vấp ngã để kinh tế Việt Nam tụt dốc” - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Dẫn lại nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong thời buổi khó khăn của dịch bệnh, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn bùng lên sức sống mãnh liệt, một văn hóa, tính nhân văn cao cả của sự đoàn kết, thống nhất cao, ý chí, khát vọng phát triển. Đây chính là nền tảng rất quan trọng thổi luồng sinh khí mới trong phát triển thời gian tới, trước hết là thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của năm nay.

Thủ tướng nêu rõ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm vừa qua thuộc nhóm cao nhất thế giới nhưng vẫn cần phải nhanh hơn nữa vì xuất phát điểm của Việt Nam thấp và Việt Nam vẫn là quốc gia trong nhóm có mức thu nhập trung bình thấp, vì thế tuyệt đối không được chủ quan.

"...Trong quá trình phát triển chúng ta không được vấp ngã để kinh tế Việt Nam tụt dốc. Nhiệm vụ của Chính phủ là phải điều hành cho đất nước tiến bước, thực hiện cho được mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 sẽ họp vào ngày 25/1, hiện thực hóa các mục tiêu tầm nhìn lớn của đất nước. Trước hết trong năm 2021, một năm mà chúng ta phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép đó là kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời phải phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân. Chúng ta thời gian tới phải đi bằng cách nào để đôi cánh một bên là khát vọng, cường thịnh, một bên là chính sách cơ chế phát triển và đi liền với đó là công nghệ. Sức mạnh tinh thần của dân tộc cùng với những giải pháp chỉ đạo điều hành của các cơ quan và sự tham mưu của các đồng chí có kinh nghiệm sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Để hiện thực hóa được tầm nhìn và các mục tiêu phát triển đất nước trong 5, 10 và 25 năm tới, như trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ phải làm rất nhiều việc, nhất là thực hiện mạnh mẽ 3 đột phá chiến lược, trong đó phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đi cùng với cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi với mô hình tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh chuyển đổi số quốc gia là con đường tất yếu để đưa đất nước đi lên, cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, giao quyền từ Trung ương đến địa phương nhằm bảo sức sống mới cho phát triển và nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vì như vừa qua sự chậm trễ ở một số địa phương đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.29391210291101202-cod-tut-man-teiv-et-hnik-ed-agn-pav-coud-gnohk-at-gnuhc-cuhp-naux-neyugn-gnout-uht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta không được vấp ngã để kinh tế Việt Nam tụt dốc””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools