vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp bớt khổ với kiểm tra chuyên ngành

2021-01-21 08:56

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu". Đề án đặt mục tiêu cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp (DN) với các cơ quan, tổ chức; cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa.

Ưu tiên doanh nghiệp có lịch sử tốt

Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), cho biết theo đề án này, cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; quyết định phương thức kiểm tra (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm); thực hiện kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hàng hóa phải lấy mẫu để chứng nhận hợp quy/giám định thì việc này sẽ được thực hiện tại tổ chức chứng nhận/giám định hoặc các đơn vị, tổ chức của cơ quan hải quan được bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định theo lựa chọn của người khai hải quan. Kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan hải quan là cơ sở để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan.

Doanh nghiệp bớt khổ với kiểm tra chuyên ngành - Ảnh 1.

Hải quan là đầu mối duy nhất kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu .Ảnh: MINH PHONG

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho rằng đây là bước cải cách mạnh mẽ về KTCN, giúp cắt giảm đầu mối DN phải thực hiện thủ tục hành chính so với trước đây rất nhiều. Theo ông Cẩn, cơ quan hải quan của Trung Quốc đã triển khai việc này từ nhiều năm qua và cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam, việc có nhiều đầu mối KTCN, chồng chéo khiến tính hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng hàng nhập khẩu chưa được như kỳ vọng.

Với việc hải quan là đầu mối KTCN hàng nhập khẩu tại cửa khẩu, ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết không phải lô hàng nào cũng kiểm tra như hiện hành. "Hiện nay, các DN nhập lô nào thì kiểm tra lô đó. Tuy nhiên theo đề án, chỉ những DN lớn với thương hiệu có uy tín, hải quan sẽ kiểm tra một lô, nếu đủ điều kiện thì cho thông quan tất cả những lô hàng khác nhằm tạo thuận lợi cho DN. Bởi lô hàng nào cũng lấy mẫu, cũng kiểm tra, giám định thì rất mất thời gian, chi phí cho DN. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan hải quan sẽ yêu cầu đình chỉ hàng hóa của DN đó trên tất cả cửa khẩu để ngăn chặn vào nội địa".

Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, mô hình mới về KTCN với thực phẩm sẽ áp dụng hiệu quả 3 phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm và áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro. "Như vậy, với DN chấp hành tốt pháp luật, lịch sử tốt sẽ được hưởng phương thức kiểm tra giảm" - ông Nguyễn Văn Cẩn nói và cho biết ngành hải quan sẽ trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị hiện đại nhất để đẩy nhanh tiến độ KTCN, rút ngắn thời gian cho DN.

Nhấn mạnh KTCN vẫn là điểm nghẽn trong thông quan hàng hóa, Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam đánh giá đề án sẽ giúp DN bớt đi các thủ tục, thời gian khi gom về một mối là cơ quan hải quan chịu trách nhiệm KTCN tại cửa khẩu. Mặt khác, DN sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho, bến bãi nhờ rút ngắn thời gian làm thủ tục.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động kiểm định

Để thực hiện cải cách KTCN theo mục tiêu của đề án, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, các bộ, ngành liên quan mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, TS - chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng hải quan chỉ nên là cơ quan đầu mối, không nên làm tất cả các việc về đánh giá chất lượng, kiểm định, giám định. Thay vào đó, cần phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành để tránh trường hợp khi hàng hóa được thông quan vào nội địa lại xảy ra sự cố.

Theo phân tích của chuyên gia này, bên cạnh đội ngũ của ngành hải quan, cần có thêm các tổ chức của tư nhân tham gia vào hoạt động chứng nhận hợp quy, giám định hàng hóa nhằm tăng tính minh bạch, công khai và thuận lợi hơn cho DN. "Cần có quy định, cơ chế rõ ràng để xã hội hóa trong hoạt động kiểm định, giám định, chứng nhận hợp quy khi KTCN. Điều này giúp tránh tình trạng co kéo quyền về lực lượng hải quan trong hoạt động KTCN, bởi thực trạng này đã từng xảy ra khi các bộ, ngành triển khai" - TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết quá trình triển khai đề án sẽ có những ý kiến chưa đồng thuận về việc cơ quan hải quan làm đầu mối KTCN nhưng mục tiêu hướng đến là tạo thuận lợi cho DN, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid-19. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tận dụng tối đa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để hạn chế tác động của con người vào quá trình KTCN, từ đó tăng tính minh bạch. "Đối với các mẫu để xét nghiệm, kiểm định, chúng tôi sẽ mã hóa, đưa vào phòng thí nghiệm, hạn chế sự tác động của công chức ngành hải quan, tránh tiêu cực trong quá trình KTCN. Khi chúng tôi nhận nhiệm vụ làm đầu mối về KTCN thì sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kiểm tra chất lượng" - ông Nguyễn Văn Cẩn khẳng định. 

Tiết kiệm hàng trăm triệu USD mỗi năm

Tổng cục Hải quan dẫn đánh giá độc lập của Dự án Tạo thuận lợi thương mại do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ cho thấy cải cách KTCN nêu trên sẽ cắt giảm thời gian và tiết kiệm đáng kể chi phí cho DN. Tỉ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo mô hình mới so với mô hình hiện tại khoảng 54,4%. Tổng số ngày kiểm tra mà DN tiết kiệm được khi áp dụng mô hình mới so với mô hình hiện tại trong 1 năm là khoảng 2.484.038 ngày. Chi phí tiết kiệm được cho DN trong 1 năm nhờ số ngày cắt giảm tới hơn 881 tỉ đồng (tương đương 37,8 triệu USD) và ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD/năm.

Xem thêm: mth.4073221202101202-hnagn-neyuhc-art-meik-iov-ohk-tob-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp bớt khổ với kiểm tra chuyên ngành”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools