vĐồng tin tức tài chính 365

Lợi nhuận ngân hàng 2021: Bắt đầu "ngấm" chi phí dự phòng?

2021-01-22 22:41

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng công bố gần đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp nhất thập kỷ, số lượng doanh nghiệp đóng cửa tăng vọt, ngành ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận tốt.

Cụ thể, một số ngân hàng vẫn đạt được thu nhập lãi thuần cao nhờ vào cho vay các phân khúc ít bị ảnh hưởng, trong khi lợi nhuận của một số ngân hàng khác được hỗ trợ bởi khoản phí trả trước từ các hợp đồng bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) độc quyền, cơ hội đến từ thị trường vàng biến động, chênh lệch tỷ giá mở rộng và lãi suất giảm sâu.

Đáng chú ý hơn nữa, nợ xấu có xu hướng được giảm mạnh so với hồi giữa năm. Điển hình, Vietcombank chứng kiến tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,6% từ mức 1% trong quý 3/2020. VietinBank có tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1% từ 1,9%. Nợ xấu của TPBank giảm từ 1,8% xuống 1,1% sau quý 4. Tương tự tại MBBank, giảm từ 1,5% xuống 1,1%.

Để đạt được kết quả nợ xấu như trên, VDSC cho rằng các ngân hàng đã dùng một khoản trích lập dự phòng lớn để xóa nợ xấu. "Đây có thể là bước chuẩn bị cho sự không chắc chắn trong dự phóng nợ xấu mới hình thành, chuyển nhóm nợ và thu hồi nợ tái cơ cấu vào năm 2021", chuyên gia của VDSC nêu quan điểm.

Lợi nhuận ngân hàng 2021: Bắt đầu ngấm chi phí dự phòng? - Ảnh 1.

Về chi phí trích lập dự phòng, các ngân hàng quốc doanh đang mức tăng chi phí tín dụng thấp hơn do cách tiếp cận thận trọng trong năm 2020 đã mang lại bộ đệm (tỷ lệ bao phủ nợ xấu) tốt và mức nền trích lập cao.

Chi tiết hơn, chi phí tín dụng hiện tại của các ngân hàng quốc doanh (1,5%) dự kiến sẽ đủ để bao phủ 50% nợ tái cơ cấu bị chuyển nhóm thành nợ xấu (tương đương 1% tổng dư nợ) và nợ xấu mới hình thành (1% tổng dư nợ) trong 2 năm, giả định là không có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ nợ xấu mới hình thành hoặc nợ tái cơ cấu.

Trong khi đó, tại 4 ngân hàng tư nhân lớn nhất, dữ liệu bị lệch về phía VPBank. Do đó, để đánh giá sự chuẩn bị của các ngân hàng tư nhân hàng đầu về bộ đệm dự phòng, VDSC loại trừ VPBank, vốn có danh mục chịu rủi ro từ cho vay tiêu dùng, khỏi danh sách. 3 ngân hàng tư nhân còn lại sẽ duy trì mức chi phí tín dụng cao hơn so với 9 tháng. Tỷ lệ nợ xấu 1%, lượng nợ được cơ cấu lại tương đương với 2,2% dư nợ và tỷ lệ nợ xấu hình thành hàng năm 0,9% sẽ cần một thời gian dài duy trì tỷ lệ trích lập dự phòng cao, dựa trên chi phí tín dụng là 1,2%.

Lợi nhuận ngân hàng 2021: Bắt đầu ngấm chi phí dự phòng? - Ảnh 2.

Tỷ lệ hình thành nợ xấu trên tổng dư nợ của VPBank đang rất cao.

Mặt khác, khi sang năm 2021, các ngân hàng có thể phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01. Theo văn bản trình Bộ Tài chính lấy ý kiến, dự thảo sửa đổi Thông tư 01 yêu cầu các ngân hàng thương mại duy trì giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại các khoản nợ bị ảnh hưởng, miễn và giảm lãi suất cho các khách hàng đủ tiêu chuẩn và quan trọng là bắt đầu trích lập dự phòng cho các khoản nợ được cơ cấu lại dựa trên bản chất của các khoản vay.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất kéo dài thời gian trích lập dự phòng cho các ngân hàng theo lộ trình kết thúc vào năm 2024. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tăng chi phí dự phòng và cho các ngân hàng thời gian xử lý nợ xấu.

Như vậy, khi các ngân hàng đang có sự khác biệt lớn về nợ xấu, nợ tái cơ cấu bị chuyển sang nợ xấu cũng như về tỷ lệ bao phủ nợ xấu thì trong trường hợp phải trích lập dự phòng theo dự thảo Thông tư 01 trên, chi phí dự phòng sẽ có sự phân hóa mạnh, kéo theo lợi nhuận năm 2021 cũng sẽ sự phân hóa.

Song, điều này chưa tính đến hoạt động kinh doanh cũng như các khoản thu nhập tiềm năng khác, hoặc dư địa để cắt giảm chi phí, những yếu tố mà sẽ giúp giảm tác động của chi phí dự phòng cao lên lợi nhuận trước thuế.

Đồng thuận về dự báo nền chi phí dự phòng sẽ ở mức cao nhưng VDSC nhấn mạnh: "Niềm tin rằng lo ngại nợ xấu có thể không quá tệ như dự đoán. Sự chậm lại trong việc hình thành nợ tái cơ cấu sau quá trình phục hồi và đi vào thời kỳ hoạt động kinh tế ổn định là một dấu hiệu".

Đào Vũ

VnEconomy

Xem thêm: nhc.54314321222101202-gnohp-ud-ihp-ihc-magn-uad-tab-1202-gnah-nagn-nauhn-iol/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lợi nhuận ngân hàng 2021: Bắt đầu "ngấm" chi phí dự phòng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools