vĐồng tin tức tài chính 365

Chứng khoán, ôm tiền về rồi... quay lại

2021-01-26 09:57
Chứng khoán, ôm tiền về rồi...  quay lại - Ảnh 1.

Chứng khoán thăng hoa thời gian qua khiến nhiều người vui, nhưng cũng nhiều người lo - Ảnh: BÔNG MAI

Năm 2020 thế giới bị tác động nặng nề bởi COVID-19, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán (TTCK), họ chọn phương án ôm tiền về nhà. Đây là cách quản trị rủi ro, không chỉ ở VN, mà đây là tình hình chung của nhiều nước.

Có lý do tiền đổ vào chứng khoán

Sau một thời gian, đặc biệt là chứng kiến những gì trải qua trong năm 2020, nhìn vào năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quan tâm đến TTCK VN. Điển hình như mới đây chúng tôi có tổ chức một buổi hội thảo online thu hút tới 300 nhà đầu tư nước ngoài tham gia, nhiều nhất từ trước đến giờ, trong đó đa số là nhà đầu tư có tổ chức.

TTCK Việt tăng trưởng khá tốt thời gian gần đây có sự góp công rất lớn từ nhiều nhà đầu tư VN, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Có thể giải thích việc gia nhập của các thành viên mới này đến từ hai nguyên nhân chính thuộc về cấu trúc và chu kỳ.

Về cấu trúc, TTCK đã hoạt động chính thức tại VN hơn 20 năm, có hơn 1.500 công ty niêm yết ở cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM. Tổng giá trị vốn hóa của doanh nghiệp đạt gần 200 tỉ USD. TTCK đã đạt được quy mô nhỏ hơn hệ thống ngân hàng thương mại, nhưng không nhỏ hơn nhiều nên nó bắt đầu thu hút nhà đầu tư.

Về chu kỳ, bất động sản chững lại, vàng xu hướng không rõ. Lãi suất ngày càng hạ, lãi suất USD là 0% trong khi biến động tỉ giá không đáng kể. Các sự lựa chọn ngoài chứng khoán bị kém hấp dẫn.

Thực ra không phải chỉ ở VN mới có hàng loạt nhà đầu tư mới gia nhập TTCK, mà đây là xu hướng toàn cầu. Khái niệm F0 tham gia TTCK xuất hiện ở tất cả các nước. Lãi suất rất thấp, một loạt nước có lãi suất âm. Sự bùng nổ của chính sách tiền tệ tạo ra làn sóng tín dụng và tiền tệ, đẩy nhà đầu tư mới vào thị trường.

VN đi chung xu hướng với thế giới nhưng mức thuyết phục ở VN cao hơn, vì năm 2020 tình hình chung của nền kinh tế VN thuyết phục hơn nhiều nước.

Chứng khoán, ôm tiền về rồi...  quay lại - Ảnh 2.

Cần chú trọng nhà đầu tư tổ chức của VN

Ai mua một cổ phiếu nghĩa là đang tạo thanh khoản cho người bán cổ phiếu, đó có thể là chính công ty niêm yết, hoặc có thể là một nhà đầu tư. Trước sau các hoạt động mua bán trên TTCK nếu không trực tiếp thì gián tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Ở VN, giao dịch hằng ngày do các nhà đầu tư cá nhân chiếm phần lớn, phần còn lại do các nhà đầu tư tổ chức của VN và những nhà đầu tư nước ngoài chiếm khá nhỏ. Nếu chúng ta muốn xây dựng một TTCK bền vững thì nên chú trọng vai trò của các nhà đầu tư tổ chức của VN.

Để thu hút nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước không dễ. Phải tạo ra các định chế, ở mức độ chính sách, pháp lý cho phép họ được thành lập, tạo ra sản phẩm phù hợp nhu cầu nhà đầu tư, thậm chí phải có những ưu đãi để nhà đầu tư đầu tư vì cái dài hạn, vì lợi ích của họ.

Nhiệm vụ của TTCK là nơi chính yếu cung cấp vốn trung và dài hạn cho sự phát triển của nền kinh tế. Tiền gửi tại ngân hàng đa số dưới dạng lãi suất ngắn hạn dưới 6 tháng, chiếm 78%, khoảng 320 tỉ USD; tiền gửi dài hạn chỉ chiếm 22%, khoảng 87 tỉ USD. Vì vậy khó có thể bắt các ngân hàng VN cho vay nhiều trong thời gian dài với cơ cấu nguồn vốn như thế. Do đó, chắc chắn tương lai thị trường vốn gồm có thị trường trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu sẽ đóng góp rất lớn. Cả nhà đầu tư, doanh nghiệp, VN cần thị trường này.

Hiện số người tham gia trên TTCK tương đối nhỏ so với số người tham gia thị trường địa ốc, gửi tiền ngân hàng. Nhưng thị trường này lại giúp doanh nghiệp phát huy đầu tư vào sản xuất. TTCK phản ánh nền kinh tế, nền tài chính của nước đó, nên nền kinh tế của VN nếu tiếp tục bền vững, lành mạnh, có sự cạnh tranh, nền tài chính tiếp tục ổn định thì tương lai TTCK cũng ổn, có hi vọng.

Chuẩn bị kỹ khi bỏ vốn vào chứng khoán

Với các nhà đầu tư, theo tôi, trước khi quyết định đầu tư phải phân tích rủi ro. Đưa ra quyết định đầu tư rồi mới tính rủi ro là sai. Thậm chí quá trình phân tích rủi ro quan trọng hơn quá trình quyết định đầu tư, đặc biệt trong thời gian thị trường phát triển nhanh.

Cần phân tích rủi ro, phân tích mặt bằng giá trị doanh nghiệp, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỉ giá, lượng vốn... Phải xem những yếu tố liên quan đến nơi mình đầu tư, rồi đầu tư vì cái gì, vì ngành nghề, mô hình kinh doanh quản trị, người lãnh đạo, công nghệ, thị trường... Phân tích "khẩu vị" rủi ro của chính mình cũng quan trọng. Khả năng mình mất trắng có bị sao không, hay chỉ có thể mất 10%. Thời hạn mình có thể để tiền trong nơi mình đầu tư là như thế nào...

Năm ngoái Chính phủ VN là minh chứng của sự chuẩn bị, quản trị rủi ro trong đối phó rủi ro với COVID-19. Vì vậy tôi mong rằng ai tham gia TTCK cũng có một quá trình chuẩn bị kỹ như thế. Tham gia trên TTCK mà muốn kiếm lời trong thời gian rất ngắn đã là rủi ro rồi. Nên lời khuyên chân thật là những người muốn tham gia thị trường này không nên có thời hạn quá ngắn vì mình không biết ngày mai, tuần tới, tháng tới sẽ xảy ra như thế nào. Dĩ nhiên mỗi người có một vị thế, "khẩu vị" khác nhau.

Đặt vấn đề bong bóng chứng khoán thời điểm này, theo tôi, vẫn khá vội. Bởi mặt bằng giá trị doanh nghiệp của VN so với các nước khác chưa cao, khả năng các công ty niêm yết phục hồi lợi nhuận trong năm nay là có, khả năng triển khai chia cổ tức cũng có.

Ở TTCK, người mua - người bán gặp nhau trên tinh thần vui vẻ, giá quá thấp người bán không hài lòng, giá quá cao người mua không hài lòng, mặt bằng giá trị như bây giờ đủ để cả người mua và người bán đều hài lòng.

Thông thường chúng ta thường nhìn vào những "đèn đỏ" như mức tín dụng trong hoạt động chứng khoán có lớn không. Theo chúng tôi, nghiên cứu thì lớn hơn trước đây nhưng chưa phải là quá lớn. Còn tình hình vĩ mô nền kinh tế VN vẫn tương đối ổn, lạm phát có thể tăng nhưng không nhiều, lãi suất tăng lên không nhiều, tỉ giá ổn, mức phát triển nói chung của hầu như tất cả các ngành cũng ổn, trừ du lịch còn khó khăn. Vì vậy, chưa thể nói một bong bóng chứng khoán ngay tại VN.

Tuy nhiên, nếu chúng ta phân tích rủi ro trong hoạt động chứng khoán VN thì không thể không nhắc đến rủi ro ngoài lãnh thổ VN, có thể ảnh hưởng đến VN. Chúng ta nên nghiên cứu các thị trường khác trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Vì ở Mỹ và một số nước đang có tình trạng mặt bằng giá trị doanh nghiệp cao nhất trong 20 năm.

Trong cả đời làm việc của tôi trong giới tài chính, chưa hề biết một năm như 2020 nên không có kinh nghiệm, chưa có tiền lệ. Nếu không biết được, chưa có tiền lệ thì ngay lập tức phải nghĩ đến rủi ro. Vấn đề không nằm ở VN, mà nằm ở các nước khác.

3%

Đó là tỉ lệ dân số VN mở tài khoản chứng khoán, bằng thời điểm năm 1988 của Đài Loan.

Nguồn: Dragon Capital

Phải dành một con mắt nhìn về thị trường khác

Vừa qua xuất hiện những hiện tượng lạ như giá trị của công ty sản xuất ôtô Tesla lại lớn hơn giá trị tất cả công ty sản xuất xe còn lại. Nó hợp lý không?

Khối lượng cung ứng tiền tệ đã được tạo ra trong năm 2020 chiếm tới 20% của GDP. Một ngân hàng trung ương mà phát hành 20% GDP, mục đích giúp từng hộ có một tờ sec 600 USD, 2.000 USD để đỡ khó khăn là điều tốt. Nhưng một phần lớn tiền đã đi thẳng vào thị trường tài chính. Chúng ta phải dành một con mắt nhìn về những thị trường khác, có thể thị trường khác bị bong bóng.

Nghẽn lệnh chứng khoán, không ổn rồi!Nghẽn lệnh chứng khoán, không ổn rồi!

TTO - Không ít doanh nghiệp bất động sản, tiệm vàng từng nhiều năm rung đùi vì không mời cũng có người rót vốn, gần đây sốt ruột khi nhìn dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán.

Xem thêm: mth.90490129062101202-ial-yauq-ior-ev-neit-mo-naohk-gnuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chứng khoán, ôm tiền về rồi... quay lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools