Đặc biệt, những ngày sát Tết cổ truyền, GrabMart đang là trợ thủ đắc lực để giúp chủ sạp thịt, quầy kinh doanh rau củ, giò chả… bán được lượng hàng nhiều hơn, mang lại doanh thu tốt hơn cũng như đem đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm mới hết sức thuận tiện.
Từ miếng thịt, mớ rau, khoanh giò cũng… lên sàn online
Hơn 1 tháng nay, nhiều người bắt đầu nhận ra sự thay đổi đáng ngạc nhiên tại chợ Thành Công khi nhiều tiểu thương kinh doanh thịt lợn, giò chả, rau củ quả, lương thực, đồ tươi sống… có thêm một sạp hàng online trên GrabMart.
Việc đưa các mặt hàng của mình vẫn kinh doanh lên GrabMart không chỉ giúp tiểu thương có nhiều người biết đến, lượng hàng bán ra nhiều hơn, mang lại doanh thu cao hơn mà còn phù hợp với điều kiện bình thường mới.
Chia sẻ với chúng tôi, cô Nguyễn Minh Thi (57 tuổi) là người có thâm niên kinh doanh thịt lợn sát cổng B nói: "Suốt hàng chục năm qua, tôi chỉ kinh doanh trực tiếp tại chợ và chưa bao giờ sử dụng hình thức kinh doanh online. Tuy nhiên, từ đầu năm ngoái khi dịch COVID-19 bùng phát thì việc kinh doanh, buôn bán bị ảnh hưởng nhiều lắm. Các mặt hàng khác như thời trang, mỹ phẩm… còn có thể kinh doanh online nhưng đằng này miếng thịt thì bán online khó lắm".
Cô Thi cũng cho biết thêm, khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nhiều tháng gần đây lượng thịt bán ra cũng dần tăng trở lại, tuy nhiên doanh số chưa thể bằng giờ này năm ngoái. Hơn 1 tháng trở lại đây, khi được giới thiệu và biết đến GrabMart thì cô Thi cảm thấy phấn khởi và đăng ký ngay.
Chị Thúy – chủ sạp rau củ quả cho rằng việc triển khai ứng dụng GrabMart giúp người bán, người mua thêm thuận lợi.
Cũng giống như cô Thi, chị Vũ Thị Thúy – tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau củ có thâm niên 18 năm tại chợ Thành Công chia sẻ: "Trước đây 100% lượng hàng hóa bán ra phục vụ khách là nhà hàng, quán ăn, người đi chợ nhưng nay sạp hàng của tôi có thêm một kênh kinh doanh online trên GrabMart. Bản thân tôi nghĩ rằng, thời đại 4.0 thì tất cả đều có thể đưa lên… online, giúp cuộc sống người dân và những người bán hàng như chúng tôi thêm thuận lợi".
Chị Thanh Tâm đang check đơn hàng do khách đặt trên ứng dụng GrabMart.
Là một chủ gian hàng rau củ, tạp hóa, đồ tươi sống, chị Thanh Tâm cho biết: "Thực sự bản thân tôi cảm thấy vô cùng vui mừng khi trong hơn 1 tháng qua lượng hàng bán qua ứng dụng chiếm 30%, tiến tới chắc sẽ cao hơn".
Chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa
Chỉ còn thời gian ngắn nữa là đến Tết cổ truyền, hàng nghìn tiểu thương chợ Thành Công đã và đang lên kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân. Đặc biệt, những tiểu thương là đối tác của GrabMart lại càng ý thức hơn đối với chính hàng hóa mình bán ra. Để chiếm được niềm tin yêu cũng như tạo uy tín cho gian hàng của mình, khi được hỏi tất cả tiểu thương đều cho rằng, vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.
Đối tác của Grab kiểm tra cẩn thận các loại thực phẩm trước khi giao đến khách hàng.
Chia sẻ về điều này, cô Nguyễn Minh Thi nói: "Bản thân tôi luôn tâm niệm rằng bán hàng phải có tâm, luôn đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu để tạo uy tín cho người mua. Thịt lợn được tôi đặt từ lò mổ có uy tín, có kiểm dịch đàng hoàng, bên cạnh đó vấn đề cân từng miếng thịt cho khách cũng luôn phải đủ cân, đủ lạng".
"GrabMart là cầu nối giúp kết nối những tiểu thương gần hơn với người tiêu dùng nên tôi ý thức được cần phải làm thật tốt để có uy tín tại chợ, trên ứng dụng, đặc biệt thời điểm Tết cổ truyền đang cận kề", cô Thi nói thêm.
Chị Hoàng Thị Như kinh doanh các loại lương thực giao hàng cho tài xế thông qua ứng dụng.
Là một tiểu thương kinh doanh mặt hàng lương thực như: gạo, đỗ, vừng… chị Hoàng Thị Như vui mừng: "Trước đây tôi chẳng thể nghĩ lạng vừng, cân đỗ hay yến gạo của gia đình có thể bán online. Dù mới triển khai trên GrabMart hơn 1 tháng nhưng tôi thấy vô cùng vui mừng khi không chỉ doanh số tăng, thu nhập tăng mà tôi cũng rành rẽ công nghệ hơn trước nữa. Tôi mong muốn thời gian tới sẽ luôn là địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng tin tưởng, đặt mua các mặt hàng của gia đình trên GrabMart".
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, cho biết: "Dịch COVID-19 đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực chuyển đổi số cho mọi thành phần trong nền kinh tế, nhất là với các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp nhỏ vốn chủ yếu hoạt động offline. Họ cần ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong nền kinh tế số. Việc giúp tiểu thương chợ truyền thống có được cửa hàng online trên GrabMart sẽ hỗ trợ họ duy trì hoạt động và thích nghi tốt hơn trong giai đoạn bình thường mới. Sáng kiến này cũng là một phần trong cam kết Grab Vì Cộng Đồng của Grab tại Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy mua sắm trực tuyến và chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ".
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.67355541172101202-trambarg-auq-tet-gnah-nab-cuh-oah-gnoc-hnaht-ohc-pas-uhc-ion-ah/nv.zibefac