Nữ Bộ trưởng tài chính Mỹ đầu tiên trong lịch sử, bà Janet Yellen đang phải đau đầu với một thách thức ghê gớm không kém đại dịch Covid-19, đó là chiến tranh tiền tệ.
Kể từ mức đỉnh tháng 3/2020, đồng USD đã giảm giá 13% do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục bơm tiền vào nền kinh tế cũng như hạ lãi xuất kích thích tín dụng. Trong khi đây là một biện pháp tốt để cứu nền kinh tế trong cơn khủng hoảng đại dịch thì chúng lại thúc đẩy một cuộc chiến tranh tiền tệ trên thế giới.
Chỉ số giá đồng USD của Bloomberg liên tục đi xuống
Trong buổi điều trần với nghị viện gần đây, Nữ bộ trưởng Yellen và cũng là Cựu chủ tịch FED đã thể hiện quan điểm từ chối khôi phục lại sức mạnh cho đồng USD. Thay vào đó, Bộ trưởng Yellen cho biết sẽ tạo sức ép lên những nước dám can thiệp giảm giá đồng nội tệ để tránh một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Trước đó vào năm 2010-2011, Mỹ cũng đã giảm giá đồng USD và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Việc đồng USD mất giá khiến hàng loạt hàng hóa giao dịch trên thị trường quốc tế bằng đồng tiền này giảm giá theo. Đó là chưa kể lợi thế xuất khẩu hàng Mỹ đi lên còn lợi nhuận các mặt hàng nhập khẩu vào nền kinh tế này đi xuống, khiến nhiều nước thất thu.
Để đáp trả, nhiều quốc gia cũng buộc phải hạ giá đồng nội tệ để duy trì cân bằng kinh tế. Bộ trưởng tài chính Brazil khi đó đã công khai chỉ trích đây là một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Hiện nay, tình hình còn tồi tệ hơn khi chính phủ Mỹ không có một kế hoạch nào nhằm ổn định đồng USD cũng như tránh một cuộc chiến tranh tiền tệ. Bất chấp những cáo buộc can thiệp tỷ giá của Bộ tài chính Mỹ, cả Thụy Sĩ và Ấn Độ đều tiếp tục hạ giá đồng nội tệ của mình.
Dưới thời Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi đại dịch diễn ra, đồng USD Mỹ bất ngờ được giới đầu tư coi trọng nhờ nền kinh tế tăng trưởng tốt. Tuy nhiên đại dịch đã làm đảo lộn tất cả và một cuộc chiến tranh tiền tệ mới có thể xảy ra khi hàng loạt các nền kinh tế đua nhau giảm giá đồng tiền của mình.
Xem thêm: nhc.68253010192101202-91-divoc-hcid-uah-et-neit-hnart-neihc-tam-iod-ym-grebmoolb/nv.fefac