vĐồng tin tức tài chính 365

Vô vàn rủi ro khi mua mỹ phẩm fake trên các trang thương mại điện tử

2021-01-30 15:17

Môi của Beata Dul khô như ngói.

Một cư dân New Jersey 25 tuổi đã mua mặt nạ ngủ môi Laneige từ Amazon vài ngày trước đó. Đây là một loại mặt nạ được giới làm đẹp Hàn Quốc yêu thích.

Mặt nạ môi có tác dụng "làm dịu và dưỡng ẩm" môi - được hơn 10.000 đánh giá 4 - 5 sao trên Sephora.com (cộng với hơn 1.500 đánh giá tốt trên trang web chính thức của Laneige) cùng rất nhiều bài viết trên các diễn đàn làm đẹp cũng nói vậy. Vậy tại sao nó lại có tác dụng ngược với Dul?

Cô nói "Tôi nghĩ nó cần ít thời gian nữa mới có hiệu quả". Nhưng đôi môi của cô chỉ trở nên tồi tệ hơn.

Dul thường mua sắm các sản phẩm chăm sóc da tại cửa hàng bán lẻ như Sephora, nhưng những đánh giá tích cực về sản phẩm Laneige từ một đồng nghiệp đã thuyết phục cô chuyển sang Amazon, vì chưa đầy hai ngày cô đã được giao hàng rồi. Vào thời điểm đó, Laneige và công ty mẹ, Amorepacific, không có bất kỳ "nhà phân phối được ủy quyền" nào trên Amazon. Điều này có nghĩa là tất cả các sản phẩm của thương hiệu có sẵn trên trang web đều được bán thông qua các bên cung cấp thứ ba. Dul đã mua mặt nạ môi từ một nhà cung cấp hiện đã đóng cửa trang web, và mặc dù sản phẩm trông giống hệt nhưng Dul tin rằng mình đã bị lừa. Và cô ấy không phải là người duy nhất.

Doanh số bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử như Amazon ngày càng tăng nên việc làm giả các sản phẩm xa xỉ đã trở thành một "hoạt động mạo hiểm có lợi nhuận cao". Theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hàng fake trong ngành công nghiệp mỹ phẩm bị phạt nhiều tiền hơn bất kỳ ngành nào khác, khoảng 5,4 tỷ USD đối với những người bán hàng gian dối.

Theo phát ngôn của Amazon thì họ "nghiêm cấm bán các sản phẩm giả mạo" và "đầu tư rất nhiều vào cả quỹ và năng lượng của công ty" để thực thi chính sách.

Tuy nhiên, hơn 42% các mặt hàng được mua trong cuộc điều tra năm 2018 của chính phủ về các bên cung cấp thứ ba trên các trang web như Amazon và Walmart đều là là hàng giả. Mọi mặt hàng mỹ phẩm được mua trong cuộc điều tra đều được cho là hàng giả, bao gồm cả kem lót mắt Urban Decay, những mẫu sản phẩm không thể giống thật hơn.

Sự gia tăng hàng mỹ phẩm fake gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng - và ví của họ.

Những người bán hàng giả không chịu trách nhiệm khiếu nại của khách hàng và hàng hóa mà họ bán không bị kiểm duyệt bởi các cơ quan quản lý. Vì vậy, người mua có nguy cơ cao là sẽ tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng hoặc chứa các dược liệu độc hại.

FBI đã phát hiện một số sản phẩm fake chứa các chất gây ung thư như asen, berili và cadmium. Tất cả đều có thể gây thiệt hại nghiêm trọng bên trong và bên ngoài. Một số hàng fake bị cơ quan thực thi pháp luật thu giữ cũng đã cho kết quả dương tính với mức độ cao vi khuẩn và chất thải của con người. Các phương pháp điều trị thẩm mỹ còn phổ biến hơn, chẳng hạn như filler mặt giả cực kỳ nguy hiểm, khiến người tiêu dùng tự tiêm silicon không được sản xuất để sử dụng cho con người và phải phẫu thuật để lấy ra.

Tiến sĩ Robert Anolik, một bác sĩ da liễu thẩm mỹ tại New York cho biết: "Có một số phản ứng đáng lo ngại và thậm chí nguy hiểm. Các phản ứng có thể là nổi mẩn hồng, vảy, ngứa, đau, phồng rộp, sưng tấy và thậm chí biến dạng."

Nếu nhẹ, bạn có thể giải quyết các phản ứng vật lý khó coi do các thành phần không được kiểm soát bằng các vật dụng bạn có ở nhà (trong trường hợp của Dul, môi của cô ấy trở lại bình thường sau vài ngày bôi Blistex). Nhưng những phản ứng nặng hơn, như đổi màu hoặc sẹo, có thể đòi hỏi các phương pháp điều trị y tế tốn kém - steroid, chăm sóc vết thương chuyên nghiệp hoặc thậm chí là liệu pháp laser, có thể tốn "hàng trăm đến hàng nghìn USD để giải quyết".

Doanh số bán mỹ phẩm trực tuyến đã gia tăng trong thập kỷ qua. Khi COVID-19 khiến phần lớn hoạt động mua sắm truyền thống phải tạm thời đóng cửa, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ đối với doanh số bán hàng trực tuyến các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc bản thân tại nhà. Theo một báo cáo vào tháng 5 năm 2020 từ McKinsey & Company, lượng mua sản phẩm chăm sóc móng tăng cao nhất, ở mức 218%, tiếp theo là thuốc nhuộm tóc (172%) và các sản phẩm chăm sóc cơ thể (65%). Khi nhu cầu tăng vọt, đại dịch đã làm ngưng tụ chuỗi cung ứng của nhiều thương hiệu mỹ phẩm, tạo điều kiện hoàn hảo cho những kẻ lừa đảo kiếm tiền.

Daniel Shapiro, Phó Chủ tịch Quan hệ Thương hiệu tại Red Points, một công ty sử dụng các chương trình dựa trên cloud để bảo vệ tài sản trí tuệ của thương hiệu cho biết: "Hàng giả không bao giờ hết hàng."

Những kẻ làm hàng giả này có thể nhái tất cả các thể loại làm đẹp của các thương hiệu, nhưng chúng có xu hướng nhắm vào mỹ phẩm xa xỉ, đặc biệt là các sản phẩm có nhu cầu cao. Kể từ tháng 3 năm 2020, Shapiro cho biết các thương hiệu mỹ phẩm mà anh hợp tác đã xử lý được số lượng hàng giả tăng 85%. Và điều đó đã giáng một đòn rất mạnh vào danh tiếng của nhiều nhà cung cấp hợp pháp.

Hầu hết những người mua hàng giả đều không thực sự biết rằng mặt hàng đó là hàng giả - và thậm chí khi biết, một trải nghiệm tiêu cực có thể khiến người tiêu dùng tẩy chay luôn thương hiệu chính hãng suốt đời.

Để ngăn chặn hàng giả, các thương hiệu như Deciem, công ty mẹ của dòng sản phẩm chăm sóc da được yêu thích nhất The Ordinary đưa đến một cái nhìn tổng quan trên trang web của họ về tất cả các cửa hàng trực tiếp và nhà bán lẻ trực tuyến đã được xác thực để người tiêu dùng có thể mua sắm sản phẩm của họ. Một tìm kiếm nhanh cho ‘The Ordinary’ trên Amazon trả về cho bạn gần 200 kết quả - tuy nhiên Amazon không được liệt kê là thành viên của mạng lưới bán lẻ của công ty, khiến người mua hàng không thể biết sản phẩm của họ có phải là hàng thật hay không.

Việc công bố này có thể giúp người mua hàng đưa ra quyết định đúng đắn và an toàn khi mua các sản phẩm mỹ phẩm trực tuyến. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại kem retinoid mới hoặc chỉ muốn tìm thêm một số nguồn cung cấp mỹ phẩm trang điểm không quá đắt đỏ, thì đây là một số bước bổ sung để tránh bị lừa.

Cách phát hiện hàng giả

Trong thời đại hoàng kim của mua sắm trực tuyến, những kẻ lừa đảo đã trở nên vô cùng tinh vi trong hoạt động của chúng. Shapiro cho biết, ngay khi các công ty ra mắt sản phẩm, kẻ lừa đảo đã có thể tạo hồ sơ nhà cung cấp nghe có vẻ hợp pháp và bắt đầu chào hàng các sản phẩm fake trong vòng vài ngày.

May mắn thay, có một số cách đơn giản để tìm hiểu xem bạn có đang xem sản phẩm thật hay không trước khi nhấn "Mua ngay".

So sánh giá cả

Nếu một sản phẩm được giảm giá tại Amazon, bạn thường có thể tìm thấy các đợt giảm giá tương tự trên trang web chính thức của thương hiệu hoặc các nền tảng của nhà phân phối chính thức của họ.

Nếu một serum từ một thương hiệu xa xỉ có giá 50 USD trên hầu hết các nền tảng, nhưng một người bán độc lập trên Amazon đang cung cấp mặt hàng đó với giá 25 USD, thì chắc chắn có gì đó sai sai. Điều này đặc biệt đúng nếu đó là một mặt hàng được tìm kiếm nhiều: Khi một sản phẩm có nhu cầu cao, hầu hết những nhà bán hàng hợp pháp đều muốn kiếm được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Nếu bạn không đủ khả năng chi tiền cho một mặt hàng đúng giá, tốt nhất là bạn nên chờ cho đến khi một nhà bán lẻ đáng tin cậy như một cửa hàng bách hóa hoặc chính công ty giảm giá cho mặt hàng đó. Trong nhiều trường hợp, bạn thậm chí có thể thiết lập cảnh báo bằng văn bản hoặc email cho công ty như Sephora hoặc trang web của Nordstrom khi sản phẩm còn hàng và được bán.

Nói chuyện với dịch vụ khách hàng

Không phải lúc nào cũng dễ dàng biết được một mặt hàng có hợp pháp hay không. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ sản phẩm làm đẹp mình đã mua là hàng giả, hãy xem bao bì và so sánh với các thông tin chi tiết trên trang web chính thức của công ty. Các thành phần có phù hợp không? Màu sắc, phông chữ và kiểu dáng có giống nhau không? Bản thân kết cấu hoặc mùi hương của sản phẩm có khác với những gì được mô tả không?

Nếu có điều gì không ổn, hãy liên hệ với dịch vụ khách hàng của thương hiệu. Họ có thể xác nhận xem nhà bán lẻ đó có phải là đối tác phân phối được ủy quyền hay không và họ có thể yêu cầu bạn gửi cho họ hàng nhái để họ tìm hiểu chắc chắn. Nếu bạn mua mặt hàng này thông qua Amazon hoặc Walmart, hãy liên hệ với dịch vụ khách hàng của họ nữa. Họ có thể tiến hành điều tra tính hợp pháp của nhà cung cấp và cho dù kết quả ra sao, bạn có thể sẽ được hoàn lại tiền.

Nhờ công nghệ hỗ trợ

Bạn đã bao giờ mua một món hàng chỉ vì nó có hàng nghìn lượt đánh giá, chỉ để nhận một sản phẩm chất lượng tầm thường? Nhiều trang web năm sao có thể bán hàng rởm.

Có nhiều ứng dụng và tiện ích trình duyệt mở rộng giúp người tiêu dùng phát hiện các đánh giá giả mạo và bên bán thứ ba bất hợp pháp. Một tùy chọn là tiện ích trình duyệt mở rộng như Fakespot có thể quét các trang web thương mại điện tử trong thời gian thực khi bạn duyệt và chấm điểm bằng chữ cho tính hợp pháp của từng sản phẩm cũng các bài đánh giá về sản phẩm. Nó cũng có thể cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm tương tự với điểm số và giá cả tốt hơn.

Mộc Dương

Theo Money

Xem thêm: nhc.48830512103101202-ut-neid-iam-gnouht-gnart-cac-nert-ekaf-mahp-ym-aum-ihk-or-iur-nav-ov/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vô vàn rủi ro khi mua mỹ phẩm fake trên các trang thương mại điện tử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools