vĐồng tin tức tài chính 365

Hai lần được tuyên vô tội, giám đốc đón Tết 'đáng nhớ nhất đời'

2022-02-02 15:33

Chiều ngày cuối năm, sau khi về Đồng Nai tảo mộ, ông Nguyễn Văn Sinh (65 tuổi) quay lại Sài Gòn cùng vợ con sửa soạn, trang hoàng lại căn nhà nhỏ trong hẻm ở quận 5 để chuẩn bị đón Tết. Ông vừa được TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên vô tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật ngay.

"Đây là cái Tết đáng nhớ nhất cuộc đời tôi", ông nói và cho biết cảm thấy vui, nhẹ nhõm sau 6 năm ròng kêu oan vì bị truy tố trong vụ án Công nhiên chiếm đoạt tài sản của đối tác.

20 năm trước, ông thành lập Công ty THHH Thái Nguyên 1 chuyên sản xuất, mua bán lúa mì đặt trụ sở tại Đồng Nai. Công ty ông sở hữu thương hiệu mì gói An Thái, xuất khẩu đi nhiều nước, với nhà xưởng rộng 10 ha cùng hơn 1.000 nhân công. Sau khi bị bắt giam, công ty không người điều hành, phải bán tháo khiến ông mất trắng sau hàng chục năm gây dựng.

Ông Nguyễn Văn Sinh chia sẻ sau phiên toà phúc thẩm tuyên ông vô tội, chiều 28/1. Ảnh: Đình Văn

Ông Nguyễn Văn Sinh chia sẻ sau phiên toà phúc thẩm tuyên ông vô tội, chiều 28/1. Ảnh: Đình Văn

Quá trình hoạt động, Công ty Thái Thái Nguyên 1 và Công ty Khâm Thiên ký nhiều hợp đồng hợp tác làm ăn cung cấp, bảo quản lúa mì nhập khẩu.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2012, theo hợp đồng liên kết kinh doanh giữa hai bên, Công ty Khâm Thiên đã đưa hơn 6.452 tấn lúa mì, trị giá gần 57 tỷ đồng vào 2 silo của Công ty Thái Nguyên 1. Công ty của ông Sinh đã lấy hơn 2.230 tấn để sản xuất mì gói, bột mì và trả cho đối tác gần 19 tỷ đồng. Còn lại hơn 4.200 tấn lúa mì (trị giá gần 38 tỷ đồng) tiếp tục lưu kho, cả hai công ty đều cử người ăn ở tại chỗ trông coi.

Người đại diện của Công ty Khâm Thiên cho rằng, ngày 17/10/2013, lợi dụng lúc người trông coi của công ty này không có trong kho, ông Sinh đã chỉ đạo Văn Công Đường (Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Thái Nguyên 1) và Đặng Văn Chiến (thủ kho) phá niêm phong 2 khóa van ở silo số 4, 5 lấy lúa mì đem bán cho đối tác khác và sản xuất. Ngày hôm sau, thủ kho của Công ty Khâm Thiên kiểm tra, phát hiện niêm phong tại các van của silo 4, 5 bị phá, nên đã phản đối, to tiếng với người của Công ty Thái Nguyên 1.

Công ty Khâm Thiên sau đó đã khởi kiện Công ty Thái Nguyên 1 ra TAND huyện Trảng Bom yêu cầu đòi trả số tiền còn nợ và lãi suất. Quá trình tòa thụ lý, công ty này rút đơn khởi kiện, chuyển sang tố cáo với công an về hành vi chiếm đoạt lúa mì của ông Sinh và cấp dưới.

Gần 3 năm sau khi xảy ra tranh chấp, đầu năm 2016, ông Sinh cùng hai cấp dưới bị khởi tố. Trong đó, ông chủ hãng mì gói An Thái bị bắt và đưa ra Hà Nội tạm giam tại trại giam T16 của Bộ Công an, những người còn lại được tại ngoại.

Sau hơn một năm bị tạm giam, ngày 12/5/2017, ông Sinh được thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho tại ngoại.

Sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra và VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố ông Sinh, Văn Công Đường và Đặng Văn Chiến về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 4 Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cáo trạng của VKSND Tối cao cho rằng có đủ căn cứ xác định, ông Sinh và đồng phạm đã thông qua hợp đồng liên kết liên doanh để chiếm đoạt của Công ty Khâm Thiên hơn 4.200 kg lúa mì trị giá gần 38 tỷ đồng, đem bán lấy tiền sử dụng cho mục đích cá nhân.

Tháng 9/2020, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm đưa ra 51 điểm bất hợp lý của cáo buộc, không đủ căn cứ kết tội 3 bị cáo nên tuyên không phạm tội.

Theo HĐXX, hồ sơ vụ án thể hiện quá trình điều tra có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng. 7 năm sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan điều tra và VKS mới thực nghiệm hiện trường. Trong bối cảnh các bị cáo đang kêu oan nhưng cơ quan điều tra không triệu tập các bị cáo, luật sư cùng tham gia, không mời người chứng kiến theo quy định. "Hiện trường vụ án đã bị xáo trộn, các mẫu vật đã được thu hết và lưu hồ sơ nên không thể khám nghiệm lại hiện trường. Vì các vi phạm này, HĐXX không sử dụng kết quả điều tra làm chứng cứ buộc tội", bản án nêu.

HĐXX cũng cho rằng, kết luận của cáo trạng về hành vi phạm tội của các bị cáo có các vấn đề "không đúng thực tế khách quan, không đủ chứng cứ xác định thời gian, địa điểm, phương thức, phương tiện thực hiện hành vi chiếm đoạt".

Về cấu thành tội phạm, toà cho rằng, dấu hiệu của tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện tính công khai của hành vi. Hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên là chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản cho dù người phạm tội không hề sử dụng thủ đoạn nào. "Tuy nhiên, trong vụ án này chưa chứng minh được ngày 16/10/2013 các bị cáo lấy bao nhiêu lúa mì từ silo 4 hay silo 5; việc tổ chức lấy, tiêu thụ lúa mì trong ngày đó diễn ra như thế nào; thời điểm chiếm đoạt, cáo trạng kết luận không thể hiện thông qua chứng cứ nào mà hoàn toàn suy đoán cho phù hợp với bản đối chiếu công nợ", bản án nhận định và nêu ra hàng chục căn cứ khác cho thấy có "dấu hiệu oan sai".

Không đồng tình với phán quyết này, phía Công ty Khâm Thiên kháng cáo, còn VKS kháng nghị, đề nghị TAND Cấp cao tại TP HCM hủy án sơ thẩm, điều tra xét xử lại.

Ông Sinh và nhân viên cũ của công ty tại phiên xử phúc thẩm hôm 14/1. Ảnh: Luật sư

Ông Sinh và ông Chiến tại phiên xử phúc thẩm hôm 14/1. Ảnh: Luật sư

Hôm 24/1, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm. Ông Sinh và ông Chiến có mặt, còn ông Đường do mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nên xin xét xử vắng mặt.

HĐXX phúc thẩm đưa ra hàng loạt nhận định, đồng tình với quan điểm của tòa sơ thẩm, tuyên ông Sinh và hai cựu nhân viên không phạm tội. Phán quyết này có hiệu lực ngay.

Theo HĐXX phúc thẩm, chứng cứ quan trọng nhất xác định khoản tiền gần 38 tỷ đồng nêu trong đơn tố giác là nợ trong giao dịch dân sự hay tiền tương ứng giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, cáo trạng của VKSND Tối cao không nêu nội dung tại thỏa thuận trong hợp đồng và phụ lục giữa hai công ty, dẫn đến phản ánh sai về thỏa thuận, về thời hạn thanh toán.

"Cáo trạng có sự đánh đồng giao dịch giữa hai công ty chỉ thuần túy là giao dịch gửi giữ mà không xác định được giữa hai bên còn tồn tại cả hàng đã bán theo hợp đồng mua bán", HĐXX phúc thẩm nhận định.

Không giấu được niềm vui, ông bật khóc sau khi tòa tuyên án vì nỗi oan ức bao năm được tòa ghi nhận.

Ông chủ hãng bột mì cho biết, sau khi bị bắt, công ty rơi vào tình trạng như "rắn mất đầu" vì không người điều hành, nhà xưởng phải bán tháo, gia đình ông phá sản sau hàng chục năm gây dựng. Thời điểm đó, công ty ông hoạt động như là bên trung gian để phân phối, tiêu thụ sản phẩm cho Công ty Khâm Thiên.

"Theo thỏa thuận, công ty tôi không chỉ được phép sử dụng lúa mì để sản xuất mà còn được bán ra ngoài và sẽ trả tiền trong vòng 30 ngày, nếu chậm trả sẽ bị tính lãi chứ không có chuyện chiếm đoạt tài sản", ông Sinh nói và khẳng định, thực tế đối chiếu công nợ, ông đã thanh toán hết số tiền mua lúa mì cho đối tác.

"Hơn một năm bị bắt giam tôi suy sụp cả tinh thần và sức khỏe. Tôi sút gần 20 kg, tiều tụy đến nỗi lúc gặp lại gia đình vợ con không nhận ra. Đó là quãng thời gian bế tắc, đen tối nhất cuộc đời tôi. Giờ, tôi và gia đình sẽ đón cái Tết thật thư thái, chuyện yêu cầu bồi thường oan sai sẽ tính sau", ông Sinh chia sẻ.

Đình Văn

Xem thêm: lmth.1062244-iod-tahn-ohn-gnad-tet-nod-cod-maig-iot-ov-neyut-coud-nal-iah/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai lần được tuyên vô tội, giám đốc đón Tết 'đáng nhớ nhất đời'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools