vĐồng tin tức tài chính 365

Tắc nghẽn cảng biển khó kết thúc trước quý II năm 2022

2022-02-02 18:37

Với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tình trạng tắc nghẽn cảng biển trên toàn cầu và năng lực vận chuyển container hạn chế khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. 

Một số dự báo cho thấy tình trạng tắc nghẽn cảng biển sẽ khó kết thúc trước quý 2 năm 2022. Ảnh: VCCI
Một số dự báo cho thấy tình trạng tắc nghẽn cảng biển sẽ khó kết thúc trước quý II năm 2022. Ảnh: VCCI

Dữ liệu được nhóm chuyên gia của Trung tâm phân tích SSI Research đưa ra cho thấy, bất chấp bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021, các cảng biển Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Trong nửa đầu năm 2021, tổng sản lượng container qua cảng biển tăng 26% và giảm 8% trong nửa cuối năm 2021, dẫn đến mức tăng trưởng 6% cho cả năm 2021.

Nhờ đó các cảng nước sâu giữ tốc độ tăng trưởng vượt trội khi nhu cầu vận chuyển bằng tàu mẹ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh trong năm 2021. Khu vực Cái Mép dẫn đầu tăng trưởng với mức tăng sản lượng dương 12% chỉ trong 11 tháng 2021.

Tương tự, Cụm cảng sông ở Hải Phòng khôi phục đà tăng tốt sau khi tăng trưởng khá thấp trong năm 2020, và đạt mức tăng 13% chỉ trong 11 tháng 2021.

Tốc độ tăng trưởng dương hàng hóa giúp các cảng biển đạt tăng trưởng lợi nhuận cao trong toàn ngành, đứng đầu là các công ty vận tải biển.

"Theo chúng tôi quan sát, tăng trưởng lợi nhuận cao và biên lợi nhuận được cải thiện ở phần lớn các công ty trong ngành trong năm 2021" - SSI Research.

Các công ty vận tải biển cũng được xếp vào nhóm có mức tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu nhờ vào sự phục hồi lợi nhuận bất ngờ trong thời gian dịch bệnh.

Tuy nhiên, SSI Research cũng cảnh báo rằng tình trạng tắc nghẽn cảng trên toàn cầu và năng lực vận chuyển container hạn chế khó có thể giải quyết trong ngắn hạn.

Ở thời điểm đầu năm 2022, sự gián đoạn chuỗi cung ứng được đánh giá đang ở mức đỉnh điểm, với thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài kỷ lục, số lượng tàu lớn chờ đợi tại các cảng, tình trạng thiếu tài xế xe tải, khung trọng tải và kho bãi. Tất cả những sự mất cân bằng về cung và cầu này sẽ mất vài tháng để giải quyết.

"Ban đầu, chúng tôi ước tính tình hình này có thể được cải thiện vào Tết Nguyên đán năm 2022. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron và có thể cả những biến thể khác trong tương lai sẽ tiếp tục thách thức chuỗi cung ứng toàn cầu".

Các chuyên gia phân tích của SSI Research theo đó dự báo tình hình có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi chính sách “Không COVID” của Trung Quốc và vì vậy tình trạng tắc nghẽn nhiều khả năng sẽ chưa thể giảm bớt, ít nhất là tới quý 2 năm 2022.

Bộ Công Thương trước đó cũng dự báo chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn đến cuối năm 2022.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thực tế chỉ ra rằng việc 95% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào 38 hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam cũng như chi phí logistic cao một cách vô lý đang gây sức ép và làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.

Song bất chấp những khó khăn trên, tăng trưởng sản lượng qua cảng được nhìn nhận có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021, do hoạt động sản xuất phục hồi trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.

SSI Research ước tính tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức trung bình trong nửa đầu năm 2022 và tăng tốc trong nửa cuối năm. Kéo theo tốc độ tăng trưởng cả năm đạt khoảng 10-20%, cao hơn mức tăng trưởng hàng năm trong điều kiện thông thường.

Trong đó, các cảng biển nước sâu còn dư công suất có thể có mức tăng trưởng cao hơn, như Gemalink và SSIT (đều nằm ở Bà Rịa - Vũng Tàu).

Xem thêm: odl.4680001-2202-man-ii-yuq-court-cuht-tek-ohk-neib-gnac-nehgn-cat/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tắc nghẽn cảng biển khó kết thúc trước quý II năm 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools