Ảnh: N.K.P.
Là một tiến sĩ ngôn ngữ và văn học, lại có nhiều năm "trực chiến" tại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, tác giả có thuận lợi của một người đang ôm... cả kho báu của tiền nhân, nay chia sẻ cùng bà con.
Sau tập Thơ vua & suy ngẫm vừa được Ủy ban toàn quốc các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tặng giải thưởng, Tết hoàng cung lại mở rộng thêm những cánh cửa giúp bạn đọc gần xa hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa tiền nhân để lại; không chỉ có chuyện ăn Tết hoàng cung.
Nói vậy, vì trong 21 tiểu mục của cuốn sách, chỉ có 1 mục nói đến chuyện "ăn": "Tết nói chuyện chế biến món ăn qua sách thơ Thực phổ bách thiên.
Tác giả tập thơ độc đáo này là bà Trương Đặng Thị Bích viết vào khoảng năm 1915. Bà là con dâu của ông Hoàng - nhà thơ Tùng Thiên Vương Miên Thẩm. 100 món ăn được bà sắp xếp theo hệ thống nguyên liệu, từ các loài cầm, đến loài thú, hải vị... và cả các loại tương chao, dưa, mắm... Có món sang trọng quý hiếm như "bầu câu tìm yến sào" (bầu câu tức bồ câu); nhưng cũng có món dân dã như rau khoai, rau muống luộc: "Rau khoai, muống luộc đọt cho non / Rửa sạch đều rồi bó lại tròn / Lửa đỏ nước sôi vào cọng trước / coi vừa chín vớt ấy xanh ngon"...
Đã có một số cuốn sách viết kỹ về nghệ thuật ẩm thực Huế, nên tác phẩm mới của Nguyễn Phước Hải Trung chú trọng đến "lễ" và "hội" nhiều hơn.
Trong Phần 1 "Tết hoàng cung Huế", tác giả chú trọng giới thiệu hình thức tổ chức tế lễ Triều Nguyễn như Lễ Ban Sóc (Ban lịch đầu năm), Lễ Tiến Xuân ngưu, một điển lễ trọng nông, Lễ Nguyên đán thời Nguyễn xưa, Lễ Tế giao mùa xuân...
Phần 2 cũng khá thú vị với tiêu đề "Năm Dần nói chuyện hổ trong văn hóa cung đình" với "Hình tượng con hổ trong văn hóa cung đình", hai bài thơ vịnh hổ của vua Minh Mạng và Thiệu Trị, "Một cuộc đấu voi - hổ đầu thế kỷ 20 qua bức tranh Ngày Tết ở Thuận Hóa", "Hổ quyền, đấu trường duy nhất ở Đông Nam Á".
Phần 3 đặc biệt dành cho những ai yêu thơ xưa: "Tết & Mùa Xuân trong thơ vua"... Nhân năm Dần, bạn đọc có thể thưởng thức bản dịch bài thơ Con hổ của vua Thiệu Trị (bỏ qua các điển tích mà vị vua giàu kiến văn này hay sử dụng như chuyện Tàu "Hiếu tử truyện" "hư cấu" hổ mang con hươu tặng chàng Quách Văn...):
"Văn bút tả chân khó vẽ thành/ Gầm gừ sườn núi gió vang quanh/Góc hang dũng mãnh đăm đăm dõi/Xổng cũi thét gào đuổi đuổi nhanh/Xương cốt rắn bền trông đến sợ/Vuốt răng sắc nhọn thấy mà kinh/Dù chưa lớn nuốt suông trâu mộng/Chuyện hổ dâng hươu có đáng tin?".
TTO - Ngày 17-3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi lễ công bố đề án "Tủ sách Huế" và ra mắt cuốn sách đầu tiên thuộc tủ sách này - Địa chí Thừa Thiên Huế.
Xem thêm: mth.99334859080202202-gnuc-gnaoh-tet-na-euh-ev-iom/nv.ertiout