Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5-3 lần so với năm 2020 - Ảnh: CHÍ TUỆ
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, mục tiêu chung của chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường...
Đồng thời xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân 2,5-3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân 5,5-6%/năm, mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân 5-6%/năm. Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5-3 lần so với năm 2020. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1-1,5%/năm.
Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỉ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.
Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành "nơi đáng sống", văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị.
Chiến lược cũng đã đề ra những định hướng, nhiệm vụ để có thể phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Cụ thể, cần phải hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Trong đó tập trung vào nghiên cứu, xác định cụ thể và ưu tiên thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của từng vùng, từng địa phương theo 3 nhóm sản phẩm (gồm nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương).
Cùng với đó, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường, cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Chiến lược cũng hướng tới phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Trong đó sẽ tập trung vào đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp dịch vụ ở khu vực nông thôn, có các chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị với phương châm "ly nông bất ly hương".
TTO - Năm 2021 ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn trụ vững và tăng trưởng. Trò chuyện với Tuổi Trẻ về định hướng lớn trong năm mới 2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nói:
Xem thêm: mth.62981951180202202-gnos-gnad-ion-hnaht-ort-oehgn-oh-noc-gnohk-teiv-noht-gnon-0502-man/nv.ertiout