Người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đồng thời, thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và khai báo y tế trên phần mềm PC COVID sau khi nhập cảnh, không phải test nhanh khi tới sân bay như trước đây.
Với những người đã tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định hoặc vừa khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng được phép tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 3 ngày. Đến ngày thứ 3 y tế địa phương sẽ tới lấy mẫu xét nghiệm; nếu âm tính, theo dõi thêm nửa ngày.
Những người tiêm chưa đủ mũi vắc xin theo quy định, thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày nếu đủ điều kiện, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 và tự theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 7 ngày.
Nhân viên kiểm tra thông tin hành khách tại quầy thủ tục sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trước đó, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch đã có công văn lấy ý kiến cho phương án và tờ trình Chính phủ về mở cửa hoạt động du lịch, đón khách quốc tế trở lại như trước tháng 3-2020. Theo đó, dự kiến từ nay đến 14-3-2022 tiếp tục triển khai Chương trình thí điểm giai đoạn 2 đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Từ 15-3-2022: Mở lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong bối cảnh bình thường mới bằng đường không, đường bộ, đường biển đảm bảo an toàn, phù hợp với thời gian triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Trong đó căn cứ tình hình, kết quả phòng chống dịch bệnh COVID-19 và đánh giá kết quả đón khách du lịch quốc tế trong thời gian từ cuối 2021 đến nay để mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế và nội địa.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
TP.HCM đón bác sĩ trẻ về tăng cường y tế cơ sở
Sở Y tế TP.HCM cho biết, vào ngày sáng mai 16-2, TP sẽ tổ chức lễ đón bác sĩ trẻ về tăng cường y tế cơ sở năm 2022, theo kế hoạch 1003 ngày 12-2. Lễ đón tiếp được tổ chức điểm cầu chính tại Hội trường UBND quận 12 và các điểm cầu khác tại UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Nâng cao năng lực y tế cơ sở là vấn đề được TP quan tâm, đặc biệt từ sau đợt dịch COVID-19 căng thẳng vừa qua cho thấy y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Anh Dũng cho biết, sau đợt dịch COVID-19, y tế cơ sở hiện đã dần khôi phục trở lại các chức năng thường quy như trước đây, với khối lượng công việc rất lớn. Mỗi cơ sở y tế phải đảm đương 19 chương trình mục tiêu quốc gia, từ sức khoẻ sinh sản, trẻ em đến chương trình y tế đặc thù như lao, HIV...
Ông Dũng cho rằng, với khối lượng công việc rất lớn, cùng biên chế còn hạn hẹp, nhân viên y tế cơ sở phải tăng ca trực, một người đảm đương nhiều chức năng, nhiệm vụ. Đây là vấn đề thể hiện sự quá tải, điểm yếu của y tế cơ sở cần quan tâm, từ đó tăng cường, bổ sung cơ chế chính sách đặc thù.
F0 điều trị tại bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Số ca COVID-19 mới tăng, ca nặng tăng theo
Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cho biết số ca COVID-19 mới đã tăng liên tục trong gần 1 tuần gần đây, trong đó ngày 14-2 tăng hơn 3.000 ca so với 13-2 và là ngày có số mắc mới cao nhất kể từ khi thực hiện thích ứng an toàn với dịch (từ tháng 11-2021).
So với trung bình 7 ngày trước, số mắc mới ngày 14-2 tăng 4,5%, số ca nặng tăng 2%. So sánh tuần này với tuần trước, số mắc mới trong tuần này tăng 144,2%, số điều trị tại bệnh viện tăng 73%.
Test nhanh COVID-19 ở Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành
- Ngày 14-2 Hà Nội ghi nhận hơn 3.500 ca COVID-19, tăng hơn 500 ca so với trung bình nhiều ngày gần đây, trong đó có 557 ca cộng đồng. Trong nhiều ngày gần đây, số mắc hàng ngày của Hà Nội dao động trong khoảng 2.700- gần 3.000 ca. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 175.245 ca.
Tới hết ngày 13-2, tại Hà Nội có hơn 87.800 F0 đang điều trị, tăng hơn 3.400 F0 so với ngày 12-2, Trong đó có hơn 83.500 F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà (chiếm 95%), tăng hơn 7.100 ca so với ngày 12-2. Ngoài ra, có 747 ca đang điều trị tại các cơ sở thu dung của thành phố và quận, huyện. 3.138 bệnh nhân ( chiếm 3,5%) điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3), tăng 144 ca.
Số còn lại 338 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Có 2.072 ca bệnh F0 mức độ trung bình (tăng 29% so với trung bình 7 ngày trước). Số bệnh nhân nặng, nguy kịch là 595 ca, giảm 1%, riêng số bệnh nhân phải thở máy là 517 ca.
- Ngày 14-2, Lạng Sơn tổ chức họp đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các đơn vị trường học trên địa bàn. Tính đến ngày 1-/2, toàn ngành có 764 ca F0, trong đó 99 cán bộ, giáo viên và 665 học sinh, sinh viên. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên giáo dục được tiêm vắc xin mũi 3 là 72,3%; học sinh được tiêm mũi 2 đạt 98,3%.
Đến nay, tỷ lệ học sinh đến lớp sau Tết của tỉnh Lạng Sơn là 80,39%; trong đó khối giáo dục Mầm non là thấp nhất với 41,8%; khối THPT đạt tỷ lệ cao nhất với 95,13%. Hiện Lạng Sơn còn 57 trường dạy học trực tuyến, trong đó có 51 trường kết hợp dạy cả trực tuyến và trực tiếp.
- Quảng Bình ghi nhận thêm 435 ca COVD-19, trong đó có tới 355 ca cộng đồng, 80 ca trong khu cách ly. Toàn tỉnh hiện có 3.162 ca đang điều trị tại nhà . Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 10.881 ca; tổng số ca khỏi là 7.348; số đang điều trị tại bệnh viện là 357 ca; có 14 ca tử vong.
Hiện 98,22% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 93,99%; 96,54% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19; tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 3 mũi là 27,82%; tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12-17 tuổi là 97,20%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 83,64%.
TTO - Bản tin chiều 14-2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 mới trong ngày tiếp tục gia tăng với 29.413 ca, tăng tới 3.031 ca so với ngày 13-2. Đây là ngày có số mắc cao nhất tính từ khi áp dụng thích ứng an toàn với dịch (tháng 10-2021).