vĐồng tin tức tài chính 365

Tạo biểu tượng Sài Gòn trên bến Bạch Đằng

2022-02-18 11:11
Tạo biểu tượng Sài Gòn trên bến Bạch Đằng - Ảnh 1.

Người dân vui chơi tại công viên Bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Những ý kiến cũng mong muốn Công viên Bến Bạch Đằng thành một điểm nhấn rất Sài Gòn và mang tính biểu tượng đặc trưng của một đô thị đông dân vào bậc nhất nước.

GS.TS Nguyễn Xuân Tiên (chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM):

Đề xuất hình thành con đường nghệ thuật dọc bờ sông

NguyenXUantien 11

Vừa rồi Hội Mỹ thuật TP.HCM cũng đã liên hệ Sở Văn hóa - thể thao và Sở Du lịch TP về ý tưởng làm con đường nghệ thuật từ phố đi bộ Nguyễn Huệ vòng qua cột cờ Thủ Ngữ cho tới dọc bến Bạch Đằng, khu vực cảng Ba Son và kéo dài đến Bảo tàng Tôn Đức Thắng để tạo thành điểm nhấn du lịch và điểm nhấn cho khu vực dọc bờ sông.

Theo đó, các tác phẩm trên con đường nghệ thuật này sẽ chủ yếu là điêu khắc và gốm nghệ thuật. Các tác phẩm gồm cả cổ điển và những tác phẩm có hình khối cách tân hiện đại nhưng đều mang ý nghĩa khắc họa được lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Sài Gòn - Gia Định. 

Tổng hòa các tác phẩm này tạo nên sự đặc trưng của vùng đất Sài Gòn - TP.HCM, từ đó tôn lên được khu vực công trường Mê Linh, đồng thời tạo thành điểm nhấn về văn hóa, nghệ thuật, du lịch tại khu vực này.

Ngoài ra, ở những khu vực trang trọng của con đường nghệ thuật có thể đặt tượng và có thuyết minh về những danh nhân đã góp phần mở cõi, xây dựng vùng đất Sài Gòn - Gia Định. Từ đây góp phần tạo nên một điểm du lịch đặc trưng của TP.HCM, giúp du khách có dịp hiểu rõ hơn về con người và vùng đất này.

Ông Nguyễn Hữu Y Yên (tổng giám đốc Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist):

Tạo thêm điểm nhấn thu hút khách du lịch

ong yen1

Biểu tượng đặc trưng riêng của một TP rất quan trọng, bởi tất cả các du khách khi tới một địa phương, một TP nào đó cũng đều muốn chụp hình với biểu tượng, đặc trưng của TP đó. Du khách rất thích thú điều này bởi đây là những bức hình lưu giữ kỷ niệm cho thấy họ đã đặt chân đến một vùng đất. 

Qua đó họ cũng giới thiệu với người thân, bạn bè về những nơi chốn đã đi qua. Lâu nay chúng ta hay lấy biểu tượng chợ Bến Thành làm đặc trưng của TP, nhưng với không gian hiện nay, du khách khi đến tham quan chợ Bến Thành rất khó tìm được góc chụp toàn cảnh chợ.

Dự kiến sau này với những đoàn khách đến TP.HCM, Lữ hành Saigontourist sẽ tổ chức cho khách đi bộ dọc công viên Bến Bạch Đằng và nghe thuyết minh về lịch sử hình thành đô thị. Do vậy, nếu có một biểu tượng của TP.HCM đặt tại khu công viên Bến Bạch Đằng để du khách tham quan và chụp ảnh cùng với biểu tượng sẽ tạo nét đặc trưng, thu hút và tạo điểm nhấn ấn tượng lâu dài với du khách.

Với vị trí đắc địa bên cạnh bờ sông Sài Gòn, bến Bạch Đằng chính là điểm đến hấp dẫn thu hút cả người dân địa phương lẫn khách du lịch khi kết nối thuận lợi các điểm đến như công viên bến cảng Bạch Đằng - xe buýt trên sông Sài Gòn - Bến Nhà Rồng - phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Ông Trần Hữu Phúc Tiến (ủy viên Ban chấp hành Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam và TP.HCM):

Một bộ ba biểu tượng cân đối, tiếp nối xưa và nay

phuc tien1

Thiết kế và xây dựng biểu tượng đô thị thể hiện bằng tượng đài hay vật thể kiến trúc nào đấy để đặt tại không gian công cộng là việc phổ biến ở nhiều đô thị trên thế giới. Trong đó, nơi đặt có thể là quảng trường trước tòa thị chính, các công thự điển hình, giao lộ lớn và bờ sông.

Theo tôi, bến Bạch Đằng đã có hai kiến trúc mang tính biểu tượng rất độc đáo là cột cờ Thủ Ngữ và tượng đài Trần Hưng Đạo. Song với chiều dài bờ sông đáng kể vẫn có thể xây dựng thêm một biểu tượng lớn ở khu vực khoảng giữa, để tạo thành một bộ ba biểu tượng cân đối, tiếp nối xưa và nay, cổ điển và hiện đại.

Có ý kiến cho rằng nên có một biểu tượng con vật nào đó ở công viên Bến Bạch Đằng như kiểu sư tử Merlion bên bờ sông Singapore để thu hút người dân và du khách đến ngoạn cảnh. Đó là một ý tưởng tốt, cần trao đổi thêm nhiều khía cạnh. Trước nhất, biểu tượng TP hay hình hiệu của TP (city arms) có thể là hình ảnh một loài vật (chẳng hạn Oxford - Anh: bò, Chelyabinsk - Nga: lạc đà) hay linh vật (London - Anh: rồng, Frankfurt - Đức: chim ưng...). 

Biểu tượng này còn có thể là hoa (Hong Kong: hoa bauhinia) hoặc là người (Birmingham - Anh: một người thợ và một họa sĩ) hoặc thần thánh (Lieto - Phần Lan: thánh Peter) và ngay cả phương tiện sinh hoạt (Paris - Pháp: thuyền buồm).

Chọn biểu tượng loại nào và thể hiện ra sao, tất cả đều phải tính toán, chọn lựa dựa trên các yếu tố lịch sử, văn hóa, tâm linh và thương mại của từng đô thị khi mà biểu tượng TP chính là một phần quan trọng trong "bộ nhận dạng thương hiệu" của cả một vùng đất và người dân. 

Chính quyền thời Pháp từng chọn hình ảnh biểu tượng cho Hà Nội là hai con rồng bay lên, cho Sài Gòn là hai con cọp và chiếc thương thuyền. Hình tượng cọp có lẽ nối kết được lịch sử khai phá và ý chí dũng mãnh của một đô thị trẻ.

Ngày nay, để chọn biểu tượng của mình trong thế kỷ 21 như thế nào, chính quyền TP cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo rộng rãi ý người dân và giới chuyên môn, nhất là cần có cuộc thi mời gọi các ý tưởng thiết kế.

Cần "xã hội hóa ý tưởng"

Theo ông Trần Hữu Phúc Tiến, việc chọn một biểu tượng không nên quyết định vội vã và càng cần "xã hội hóa ý tưởng" mạnh mẽ để có được những công trình công cộng được đồng thuận cao, bền vững lớn.

Bến Bạch Đằng - Hồn đô thị Sài GònBến Bạch Đằng - Hồn đô thị Sài Gòn

TTO - Tôi thực sự tâm đắc khi đọc bài "Chỉnh trang công viên Bến Bạch Đằng: Đừng bỏ quên lịch sử" của tác giả Phúc Tiến trên báo Tuổi Trẻ ngày 16-2. Một bài viết cần thiết để giữ lại cái hồn của thành phố Sài Gòn hơn 300 năm tuổi.

Xem thêm: mth.81324310181202202-gnad-hcab-neb-nert-nog-ias-gnout-ueib-oat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tạo biểu tượng Sài Gòn trên bến Bạch Đằng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools