Nếu có bạn bè từng "tất tay vào tiền số" thì giờ là lúc bạn nên hỏi thăm xem họ có ổn không. Cuối tháng 1, giá Bitcoin và Ethereum – 2 đồng tiền số lớn nhất đã lao dốc về mức mà nhiều chuyên gia chưa từng dự đoán được. Một số đồng tiền số meme như Dogecoin cũng giảm sâu theo. Không biết bao nhiêu người đã phải chứng kiến hàng nghìn bảng biến mất ngay trước mắt họ.
Đó là một cú sốc đột ngột. Bitcoin đã đạt mức giá cao nhất mọi thời đại tới 69.000 USD vào tháng 11 nhưng sau đó giảm tới trên 40% trong chưa đầy 1 tháng. Tổng cộng, thị trường tiền số đã giảm hơn 1 nghìn tỷ USD.
Nhiều chuyên gia đã nói về tiền số như là một hình thức đầu tư được dân chủ hóa từ Phố Wall, kích thích các nhà đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế, dường như lợi nhuận chỉ dành cho một vài người. Nhiều nhà đầu tư tiền số là những người chịu rủi ro bằng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình hơn là những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm có thể chịu những cú lỗ đột ngột. Khảo sát gần dây với 750 nhà đầu tư tiền số cho thấy rằng 1/3 biết rất ít về những gì họ đang đầu tư. Câu hỏi là: Điều gì xảy ra với những người này khi họ bị lỗ nặng?
Đa phần những người được hỏi đều nói rằng tiền số đã nhấn chìm cuộc đời họ
Các chuyên gia như Peter Klein – một nhà tâm lý học hành vi từng đề xuất nhiều liệu pháp can thiệp tâm lý cho những vấn đề sức khỏe tinh thần liên quan đến thị trường tiền số. Ông cảnh báo rằng "hàng loạt chứng nghiện tiền số sẽ gia tăng" khi thị trường sụp đổ. Điều này cho thấy chính xu hướng đầu tư mạo hiểm này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần của nhà đầu tư.
Hashim Yasir, 19 tuổi là một nhà sáng lập dự án NFT và là người giao dịch tiền số. Anh này đã mất "một lượng lớn tiền" sau đợt sụt giá gần dây. Anh nói rằng điều đó đã ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của mình trong một thời gian: "Tôi cảm thấy cuối cùng mình đã có chút tự tin với những kỹ năng mới nhưng thực tế mọi thứ đã chính thức rơi về 0".
Những thỏa thuận của anh với tiền số và NFT đã đến sau "những đêm không ngủ và những lần áp lực, lo âu nặng nề". Điều đó đã thay đổi cách anh hành động và tương tác với người khác và "dẫn tôi đến việc trở thành một người rất dễ nổi nóng".
Khác hoàn toàn so với những tuyên bố rằng đầu tư là một hành trình dẫn đến đến giàu có và hạnh phúc, đa phần những người được hỏi đều nói rằng tiền số đã nhấn chìm cuộc đời họ.
Sandip Das, 27 tuổi là một người Ấn Độ. Anh này kiếm tiền từ thị trường nhưng lại lên tiếng phản đối trào lưu đầu tư này. Chàng trai vẫn kiếm lời trong suốt đợt sụt giảm của Bitcoin vừa qua nhưng thừa nhận đã phải chịu không ít khó khăn.
"Chỉ ngủ được 3 - 4 tiếng mỗi ngày khiến tôi rất dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng trên thị trường. Tôi cũng bắt đầu cảm thấy những cơn đau lưng, cổ và vai vì căng thẳng". Das nói rằng tiền số ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của mình. "Tiền số sẽ tàn phá tinh thần và thể chất của bạn. Bạn sẽ cảm thấy sợ hãi trong cả cuộc đời".
Một người đàn ông 33 tuổi từ Nga thì nói rằng anh cảm thấy bị nghiện tiền số và mắc kẹt trong vòng quay của việc cố gắng kiếm lại những gì đã mất. Nhưng kết quả chỉ là lỗ càng nhiều hơn.
Anh bắt đầu đầu tư vào tháng 11/2017 – năm mà Bitcoin có sự thăng hoa nhất và kiếm được chút lãi. Tuy nhiên, hiện anh đã thua lỗ toàn bộ tiền tiết kiệm cả đời của mình là 110.000 bảng. "Tinh thần suy yếu nhiều bởi tôi không thể chia sẻ với vợ mình. Tôi đang trong một hoàn cảnh tài chính tồi tệ và đó là thứ tôi hoàn toàn không muốn. Nó phá hủy thế giới của tôi, sức khỏe tinh thần của tôi. Tôi đã đến mức muốn tự sát".
Mặc dù rất nhiều nhà đầu tư tiền số cảm thấy căng thẳng nhưng việc tìm một nơi để thảo luận, tìm kiếm kinh nghiệm là không dễ dàng. Trên khắp các diễn đàn Reddit và Twitter về tiền số, thường có một phản hồi duy nhất với những lời ca thán là: Đừng lo, hãy cứ HODL (Tiếp tục giữ tiền số). Nói cách khác họ chỉ khuyên đừng có lo mà rút lui.
Nhà đầu tư luôn phải đeo một chiếc mặt nạ luôn tỏ ra bình tĩnh và mạnh mẽ, khiến ngay cả việc thể hiện nỗi áp lực của cũng trở nên khó khăn.
Klein – một trong những chuyên gia tư vấn về vấn đề nghiện tiền số bắt đầu cung cấp dịch vụ trị liệu chuyên biệt vào năm 2017. Ông hầu như điều trị cho những người đàn ông và có bệnh nhân trên khắp thế giới.
"Rất nhiều người thường giao dịch tiền số nhiều, thậm chí là hàng ngày và gặp phải vấn đề về sự âu lo. Khi mắc chứng lo âu, họ sẽ nhìn đời bằng con mắt tiêu cực hơn người bình thường. Những căng thẳng họ phải đối mặt trong thị trường tiền mã hóa càng cao, thì mức độ tiêu cực trong cuộc sống thường nhật của họ sẽ càng lớn".
Giống bất kỳ sự nghiện ngập nào khác, tiền số có thể giúp mọi người thoát khỏi thế giới thực và kích thích tinh thần trong một thời gian ngắn. Nhưng, chi phí đi kèm là sự tổn thương về mọi mặt trong cuộc sống. Klein cố gắng giúp các bệnh nhân bằng cách khuyến khích họ không né tránh những mặt khác của cuộc sống như ăn mặc và gặp gỡ. Ông giúp họ trở lại điểm cân bằng.
Một nhà đầu tư và doanh nhân tới từ London nói rằng gặp bác kĩ giúp ông hiểu sự lo lắng của mình và cách quản lý cảm xúc khi đầu tư. Trải nghiệm giúp ông nhận ra rằng "khi một người quá tập trung vào thị trường tiền mã hóa, những cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống như công việc và các mối quan hệ xã hội. “Người chơi phải cảnh giác với điều này để không bị hủy hoại cuộc đời”, ông cho biết.
Còn những người gặp khó khăn vì thua lỗ quá nhiều thì sao? Lời khuyên của Adam Smith, một nhà đầu tư và người tạo ra diễn đàn tư vấn cố vấn tiền số là: "Hít một hơi thật sâu, chắp tay lại và giữ đám tiền số để sống tiếp". Ông giải thích: "Tương lai gần của Bitcoin, và thị trường tiền số nói chung có thể sẽ tiếp tục hỗn loạn khi một số quyết định toàn cầu và quy định vẫn chưa được giải quyết".
"Nếu đã đổ tiền vào tiền số và bây giờ đang thấy giá trị của nó giảm, đó có thể là một thời gian vô cùng lo lắng, đặc biệt nếu số tiền đó lại đang rất cần thiết ở cho một việc khác", Smith thừa nhận.
Thuật ngữ HODL, câu đùa cách viết sai của hold (nắm giữ) là một trò đùa phổ biến trong giới blockchain. Tuy vậy, HODL thực sự là những gì mà những nhà đầu tư đang làm. Các chuyên gia nói tiền số cuối cùng sẽ tăng lại – như những gì đã diễn ra trong quá khứ - nhưng bạn phải tự đặt câu hỏi xem cuộc sống của mình sẽ bị hủy hoại bao nhiêu cho tới khi điều đó xảy ra.
Nguồn: VICE
http://tintuc.vdong.vn/02/1234821.htmVân Đàm
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị