Dù thời tiết rét buốt, có lúc nhiệt độ ngoài trời 1 độ C, nhiều đứa trẻ vẫn phải đội mưa, chìa bàn tay lạnh cóng ra để bán hàng
Hai ngày cuối tuần qua, Sa Pa đón hơn 12.000 lượt khách du lịch.
Chiếc xe lưu động của thị xã Sa Pa liên tục chạy quanh khu vực nhà thờ đá, sân quần phát loa kêu gọi, khuyến cáo khách du lịch không cho tiền, không mua hàng của trẻ em bán hàng rong: "Các cháu đang bị chính người thân của mình lợi dụng, bóc lột sức lao động để kiếm tiền, gây ảnh hưởng xấu đến du lịch Sa Pa.
Vì vậy, chúng tôi kêu gọi du khách không tiếp xúc, mua hàng hoặc cho tiền để các cháu được về gia đình vui chơi và học hành, nếu quý khách tiếp tục cho tiền, mua hàng thì vô tình lòng tốt của quý khách đặt chưa đúng chỗ, người thân các cháu vẫn bắt ép các cháu phải đi lang thang, đeo bám bán hàng rong...".
Nhưng loa phát cứ phát, còn đám trẻ vẫn cứ đeo bám, chèo kéo khách du lịch mua hàng.
Thực tế hơn một năm sau khi chính quyền thị xã Sa Pa dùng loa tuyên truyền kêu gọi du khách không cho tiền, không mua hàng của trẻ bán hàng rong, đến nay nhiều người không còn cho con em đi bán hàng rong nữa.
Tuy nhiên, ở Sa Pa vẫn còn một nhóm chuyên chèo kéo du khách ở khu vực nhà thờ đá, sân quần, đường Xuân Viên. Những đứa trẻ này được các bà mẹ đưa đến rồi ngồi một chỗ canh chừng, để trẻ đi bán hàng nhằm lấy lòng thương hại của du khách.
Nhiều ngày nay, nhiệt độ ở Sa Pa giảm sâu kèm mưa lớn nhưng những đứa trẻ này vẫn phải đội mưa rét buốt để đi chào mời khách mua đồ
Chị Hoàng Thị Linh (ở Hà Nội) chia sẻ trong thời tiết mưa rét 1-2 độ C, nhìn những em bé đi bán hàng rất đáng thương: "Trước đây tôi từng mua hàng, cho tiền nhưng ngay sau đó, rất nhiều em nhỏ cùng kéo đến chèo kéo nên từ đó tôi không mua hàng cho các em nữa. Tôi hy vọng tình trạng này sẽ chấm dứt để du khách được tham quan thoải mái và các em được vui chơi, học hành".
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Hoàng Thị Vượng - trưởng Phòng Thông tin và văn hóa thị xã Sa Pa - cho biết dù địa phương đã tuyên truyền rất nhiều nhưng các bà mẹ vẫn cố tình đẩy con em họ ra đường để bán hàng rong, chèo kéo du khách.
"Đây là một hình thức sinh kế của người lớn. Họ lợi dụng trẻ em để du khách thương hại, mua hàng hoặc cho tiền. Điều này khiến các em mất đi tuổi thơ và môi trường học tập tốt" - bà Vượng nói.
Theo bà Vượng, việc làm của các bà mẹ càng nguy hiểm hơn trong mùa dịch COVID-19 này bởi các cháu đều không nằm trong độ tuổi được tiêm vắc xin COVID-19 mà hằng ngày tiếp xúc với rất nhiều người.
"Với tinh thần cầu thị, vì một hình ảnh Sa Pa đẹp trong mắt du khách, chúng tôi mong muốn được du khách đồng tình, ủng hộ để chấm dứt tình trạng đeo bám, chèo kéo du khách trên địa bàn thị xã" - bà Vượng nói.
Những đứa trẻ người Mông cặm cụi mời chào khách du lịch mua cho mình những món đồ
Những đứa trẻ bán hàng rong sẽ được bố mẹ đi cùng nhưng chỉ ngồi một chỗ để quan sát hoặc nhắc nhở khi cần
Một bé trai địu một bé gái nhỏ hơn đang khóc đi bán hàng rong trước nhà thờ đá
Chính quyền Sa Pa liên tục phát loa cơ động và đặt những tấm biển như thế này ở khắp nơi khu vực nhà thờ đá
Không chỉ khu vực Cầu Mây, quảng trường, nhà thờ đá mà khắp nơi thị xã Sa Pa đều bắt gặp những đứa trẻ lớn địu đứa trẻ nhỏ đi mời khách mua đồ
Những món đồ được bán là chiếc móc khóa, ví hoặc lắc tay
Đêm khuya, khu vực quảng trường Sa Pa đã thưa người qua lại nhưng đâu đó vẫn thấy bóng dáng những đứa trẻ cố nán lại để xem còn bán được đồ gì nữa không
Những đứa trẻ với đôi tay đỏ vì lạnh vẫn phải đi bán hàng rong
Những đứa trẻ đứng lì một chỗ khi du khách xuất hiện đến khi nào mời mua bằng được
Nhưng cũng khá ít du khách mua đồ, rồi những đứa trẻ lại lẳng lặng đi tìm những vị khách khác
Một bé gái địu em trên lưng ăn vội chiếc bánh rồi lại tiếp tục công việc bán hàng rong trên phố Xuân Viên
TTO - Rất đông du khách đã đổ lên Sa Pa và khu vực đỉnh núi Fansipan (Lào Cai) với hy vọng săn băng giá, mưa tuyết trong đợt rét nhất từ đầu mùa.
Xem thêm: mth.94525310012202202-c-od-1-ter-aum-gnort-gnah-nab-gnoud-ar-yad-ib-ap-as-o-me-ert/nv.ertiout