vĐồng tin tức tài chính 365

Trời lạnh, lượng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não tăng cao

2022-02-21 14:44
Trời lạnh, lượng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não tăng cao - Ảnh 1.

Bệnh nhân đột quỵ chảy máu não đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Ảnh: BSCC

Thời tiết lạnh kéo dài, nhiệt độ giảm đột ngột tăng nguy cơ đột quỵ do chảy máu não. Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trong 10 ngày tiếp nhận 8 bệnh nhân nhập viện do đột quỵ. Còn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian gần đây mỗi ngày khoa đột quỵ tiếp nhận 4-5 ca bệnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Tạ Đức Thao, khoa đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết thời tiết lạnh khiến lượng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não nhập viện tăng lên. Đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của đợt không khí lạnh, nhiệt độ giảm xuống đột ngột, lượng bệnh nhân nhập viện do đột quỵ chảy máu não tăng gấp 2 - 3 lần.

Bác sĩ Thao lý giải thời tiết lạnh không tác động trực tiếp gây đột quỵ. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ do tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Trời lạnh, lượng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não tăng cao - Ảnh 2.

Hình ảnh bệnh nhân chảy máu não - Ảnh: BSCC

Thời tiết lạnh làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, các mạch máu ngoại vi co lại, dồn máu vào các tạng và trên não, gọi là hiện tượng trung tâm hóa tuần hoàn, dẫn tới tình trạng huyết áp tăng vọt, gây ra xuất huyết não.

"Bình thường, bệnh nhân huyết áp cao có thể chưa bị chảy máu não, nhưng cộng thêm yếu tố thời tiết trở lạnh làm huyết áp tăng vọt, gây ra chảy máu não. Cơ chế gây bệnh là khi huyết áp tăng, nhất là khi trời lạnh, lực tác động của máu lên thành động mạch cao hơn mức cần thiết.

Lâu ngày, mạch máu bị tổn thương, không đàn hồi tốt nữa. Mạch có thể bị vỡ khi cục máu đông dồn ép, gây xuất huyết. Đặc biệt, khi nhiệt độ giảm cũng khiến máu dễ đông lại, dính hơn làm tăng khả năng hình thành cục máu đông gây cản trở lưu thông máu lên não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ", bác sĩ Thao lý giải.

Bác sĩ Thao cho biết xuất huyết não có thể xuất hiện trong lúc làm việc, sinh hoạt, hoặc ngay trong giấc ngủ hay vừa thức dậy, khó lường trước. Các dấu hiệu xuất huyết não thường gặp như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, co giật, chóng mặt, ù tai, không đứng vững, mắt mờ, người nói lắp và mất khả năng vận động hoặc mất ý thức... 

Nếu can thiệp muộn, khi bệnh nhân đã hôn mê quá sâu, não bị chèn ép quá nhiều thì dù có thể giữ được mạng sống nhưng khả năng hồi phục rất thấp.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát.

Bác sĩ Thao khuyến cáo để phòng tránh đột quỵ vào trời lạnh, việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Nên ngủ trong phòng kín gió, luôn giữ đủ ấm cho cơ thể.

Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt, vì vậy buổi sáng trước khi rời giường nên có vài động tác vận động nhẹ để làm nóng cơ thể, thích ứng với thời tiết bên ngoài, không nên xuống giường ngay khi vừa thức dậy.

Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện huyết áp cao cần được uống thuốc thường xuyên theo đơn của các sĩ. Theo dõi chỉ số huyết áp duy trì trong mức bình thường.

Bệnh nhi nhập viện do thời tiết lạnh chưa tăng

Theo thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội ghi nhận từ tháng 11-2021 đến nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị 14 bệnh nhi mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Số bệnh nhân khám và điều trị không tăng so với mọi năm.

Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, giám đốc Trung tâm Nhi khoa, cho biết năm nay số ca bệnh nhi nhập viện do ảnh hưởng của thời tiết lạnh kéo dài giảm so với mọi năm. Hiện ở trung tâm chủ yếu là những trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể do nhiều trẻ chưa đến trường, được bố mẹ chăm sóc nên không bị nhiễm lạnh.

Tuy nhiên, bác sĩ Nam cũng khuyến cáo phụ huynh không chủ quan, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. "Phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, cho trẻ ăn đồ ấm nóng", bác sĩ Nam nhấn mạnh.

Nguy cơ đột quỵ dễ xuất hiện những ngày đầu mắc COVID-19Nguy cơ đột quỵ dễ xuất hiện những ngày đầu mắc COVID-19

TTO - Đột quỵ thiếu máu là một biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân COVID-19, và nguy cơ này cao nhất trong vòng 3 ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Xem thêm: mth.4084230112202202-oac-gnat-oan-uam-yahc-yuq-tod-nahn-hneb-gnoul-hnal-iort/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trời lạnh, lượng bệnh nhân đột quỵ chảy máu não tăng cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools