Trong đó, gần 60% quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ, tiêu dùng. Đáng chú ý, không chỉ mở rộng xưởng sản xuất xuất khẩu, mà trong mắt giới đầu tư Nhật Bản, Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiêu thụ hấp dẫn của khu vực.
Ngoài quy mô dân số hấp dẫn - lợi thế của thị trường Việt Nam, còn bởi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, tạo độ mở thị trường lớn hơn. Vì vậy, việc vừa coi Việt Nam là nơi sản xuất, vừa là thị trường tiêu thụ đang trở thành xu hướng.
"Đây có thể nói là xu hướng mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ. Doanh thu nội địa được kì vọng ngày càng tăng bởi thu nhập bình quân đầu người tăng.
Việt Nam đang có nhiều điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản trong việc lựa chọn làm cơ sở sản xuất cũng như với vai trò là thị trường tiêu thụ sản phẩm", ông Hirai Shinji - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh nói.
Dự báo, trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỉ lệ tăng trưởng tầng lớp trung lưu trong khu vực Đông Nam Á. Điều này lý giải vì sao ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ.
Tính đến cuối năm ngoái, Nhật Bản đứng thứ 2 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với quy mô trung bình là 13,4 triệu USD/dự án.
VTV.vn - Trở lại cuộc sống bình thường mới, ngành bán lẻ đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.55263805112202202-ut-uad-tuh-uht-cut-peit-man-teiv-el-nab-gnourt-iht/et-hnik/nv.vtv