vĐồng tin tức tài chính 365

Thế kẹt của ông Biden: Đối ngoại lo Ukraine, đối nội lo lạm phát, cử tri mất lòng tin

2022-02-23 14:09
Thế kẹt của ông Biden: Đối ngoại lo Ukraine, đối nội lo lạm phát, cử tri mất lòng tin - Ảnh 1.

Tổng thống Joe Biden nói truyện tại Nhà Trắng vào ngày thứ Ba, 22/2/2022 (Ảnh: AP/Alex Brandon)

Theo AP, ngày 22/2, Tổng thống Joe Biden chỉ trích Nga và ban hành những lệnh trừng phạt nghiêm khắc sau khi Tổng thống Nga Putin công nhận độc lập của hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk. Cùng ngày, ông Biden chỉ xuất hiện trước công chúng thêm một lần trong sự kiện về tháo gỡ chuỗi cung ứng khoáng sản được sử dụng trong pin, điện tử và các công nghệ khác.

Các sự kiện liên tiếp vào ngày thứ Ba làm nổi bật những vấn đề ông Biden giành sự chú ý trước khi bước vào mùa xuân của năm bầu cử giữa nhiệm kỳ. Viễn cảnh về một cuộc chiến tranh thảm khốc ở châu Âu sẽ chỉ làm tăng thêm lạm phát và các vấn đề khác ở quê nhà. Đồng thời, ông Biden cũng phải quản lý một tá những thách thức trong nước và những việc cần làm.

Làm sao để trừng phạt Nga mà không làm tổn hại đến Mỹ?

Đối với ông Biden, các vấn đề đối ngoại và đối nội cấp bách dồn dập nổi lên đặt ra một thử thách cho hình tượng người tổng thống "vừa đi vừa nhai kẹo cao su" được những nhiệm kì trước kiêu ngạo dựng lên.

Trong các phát biểu hôm thứ Ba, ông Biden thừa nhận tác động dây chuyền đáng lo ngại khi giá xăng dầu tăng cao bởi các vấn đề từ Ukraine. Ông công bố các biện pháp trừng phạt chống lại các tổ chức tài chính, giới tài phiệt và ngân hàng của Nga cũng như khoản nợ chính phủ của Nga, nhằm cô lập Nga khỏi các hệ thống tài chính của Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, ông Biden muốn hạn chế "nỗi đau" đối với người Mỹ. Các lệnh trừng phạt nhằm gây sức ép với Tổng thống Vladimir Putin cũng có thể hạn chế xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga và khiến giá năng lượng toàn cầu tăng cao.

Tổng thống Mỹ phát biểu tại Nhà Trắng: "Tôi muốn có hành động mạnh mẽ để đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt của chúng ta sẽ nhắm vào nền kinh tế Nga chứ không phải Mỹ". "Chúng ta đang giám sát chặt chẽ nguồn cung năng lượng xem có bị gián đoạn không. Chúng ta đang phối hợp với các nhà tiêu thụ và sản xuất dầu lớn để hướng tới chiến lược chung nhằm đảm bảo sự ổn định của nguồn cung năng lượng toàn cầu".

Thế kẹt của ông Biden: Đối ngoại lo Ukraine, đối nội lo lạm phát, cử tri mất lòng tin - Ảnh 2.

Nhà Trắng trong tuần này cũng đang cần xem xét các đề cử cho vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao sắp tới. Thêm vào đó là lạm phát cao nhất 40 năm, chương trình nghị sự trong nước bị đình trệ, một loạt các lệnh hành pháp phải thực thi, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và xếp hạng tín nhiệm giảm có thể khiến việc triển khai trở nên khó khăn hơn.

Đồng thời tác động của đại dịch COVID, mặc dù đã đỡ hơn trước, vẫn có thể được cảm nhận rõ rệt.

Ông Biden đã sử dụng sự kiện về khoáng sản để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào sản xuất của Mỹ và tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Vào chiều thứ Ba (22/2), Thống đốc bang California ông Gavin Newsom đã chào mừng Tổng thống Biden tại sự kiện về khoáng sản bằng cách bày tỏ sự ngạc nhiên rằng sự kiện trực tuyến đã không bị điều chỉnh lại lịch vì các vấn đề Ukraine.

Ông Newsom nói đùa: "Tôi có vụ cá cược về việc ngài sẽ xuất hiện vào ngày hôm nay. Cảm ơn ngài đã không hủy lịch với chúng tôi."

Việc Nga đưa quân tới hai vùng ly khai của Ukraine có tác động lan tỏa đối với các kế hoạch trước đây của ông Biden. Cần có thời gian để tập hợp sự ủng hộ đối với đảng Dân chủ. Ông Biden nói sẽ cố gắng để duy trì quyền kiểm soát của Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Tuy nhiên, việc xoa dịu lạm phát ngày càng trở nên khó khăn hơn khi Mỹ và các đồng minh châu Âu leo thang các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Cuộc xung đột cũng khiến ông Biden phải ở trong trạng thái chờ đợi. Ông sẽ chỉ tăng cường các biện pháp trừng phạt trong trường hợp Nga có thêm những hành động gây hấn.

Ông Cal Jillson, một học giả chính trị tại Đại học Southern Methodist ở Dallas, cho biết: "Việc Tổng thống Putin kiểm soát thời gian, cách thức và mức độ mà ông ta tiến hành xâm lược, thực sự đặt ông Biden vào một tình thế rất khó khăn. Tổng thống Putin có vẻ như đang hoàn toàn nắm quyền chủ động".

Nhưng vấn đề mà người Mỹ yêu cầu ông Biden phải ưu tiên là lạm phát. Một cuộc thăm dò hồi tháng 12 từ Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Công cộng – NORC của Associated Press cho thấy 68% người Mỹ coi kinh tế là ưu tiên hàng đầu, trong khi 24% cho rằng chi phí sinh hoạt nên là ưu tiên hàng đầu.

Nhưng diễn biến của cuộc khủng hoảng ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với chương trình nghị sự của ông Biden là vấn đề khó phân tích. Giá năng lượng và hàng hóa cao có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hoặc chúng có thể phản ánh khởi đầu của sự gián đoạn kéo dài khi các lệnh trừng phạt nhằm loại trừ Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu gây thiệt hại cho nguồn cung dầu, khí đốt, nhôm và niken.

Ông William Galston, một thành viên cấp cao về nghiên cứu quản trị tại Viện Brookings cho biết: "Chúng ta đang đuổi theo một mục tiêu di động."

Ông Biden có thể dễ dàng đổ lỗi việc giá cả tăng cao cho Tổng thống Putin. Nhưng các cử tri có thể nghi ngờ vì lạm phát gia tăng trước những căng thẳng hiện tại ở châu Âu. Theo AAA, giá khí đốt của Mỹ tăng khoảng 6% trong tháng qua, nhưng đã tăng khoảng 33% so với một năm trước.

Ông Galston nói: "Chúng ta đã có gần một năm lạm phát tăng vọt và giá khí đốt cao mà không thể đổ lỗi cho chính sách đối ngoại. Tôi không rõ liệu nỗ lực để chuyển vấn đề trọng tâm từ lạm phát sang các hành động của Nga có đáng tin cậy hay không".

Tăng cường hỗ trợ cho dân Mỹ

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa lập luận rằng các kế hoạch chi tiêu của ông Biden là nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát. Tuy nhiên, họ cũng khuyến khích ông Biden ngay lập tức triển khai các biện pháp trừng phạt chống lại Nga với hy vọng ngăn cản Tổng thống Putin, một động thái có thể khiến giá cả tăng cao hơn nữa.

Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện ông Mitch McConnell cho biết trong một tuyên bố: " Tổng thống nên bắt đầu ngay các lệnh trừng phạt tàn khốc chống lại Điện Kremlin và những kẻ đồng phạm".

Ngoài dầu mỏ, thị trường khí đốt tự nhiên, ngô, lúa mì, nhôm và niken - tất cả các mặt hàng chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột - đã trở nên quá nhạy cảm với mỗi động thái từ Mỹ, Nga, Ukraine và các đồng minh NATO.

Giá cả cao hơn có thể đẩy lạm phát của Mỹ lên trên mức 7,5% hàng năm ngay đúng thời điểm chính quyền ông Biden đang phải nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ cho những chính sách hỗ trợ mới.

Những chính sách này bao gồm: tín dụng thuế trẻ em mở rộng, trợ cấp chăm sóc trẻ em, phổ cập trước mẫu giáo và các chương trình khác giúp giảm chi tiêu cho hộ gia đình. Thượng nghị sĩ bang West Virginia ông Joe Manchin, lá phiếu chủ chốt của đảng Dân chủ tại Thượng viện, đang không mấy mặn mà với những chi tiêu bổ sung của chính phủ.

Dù vậy, theo ông Joe Brusuelas - nhà kinh tế hàng đầu tại công ty tư vấn RSM, các gia đình có thể sẽ cần một số hình thức cứu trợ, khiến cho chính sách đối nội của ông Biden càng trở nên cấp thiết. Ông Brusuelas ước tính rằng cú sốc kinh tế từ chiến tranh ở Ukraine có thể khiến lạm phát tăng lên mức 10%.

Ông Brusuelas cho biết cách khắc phục tốt nhất hiện nay là gia hạn mức tăng tín dụng thuế trẻ em đã hết hạn gần đây. Khoản giảm thuế này sẽ mang lại nguồn tiền bổ sung cho các gia đình hàng tháng nhằm chống lại lạm phát. Nguồn ưu đãi thuế sẽ giảm áp lực về giá cả gây nên bởi những thay đổi được đề xuất trong quy định liên bang và mức chi tiêu cơ sở hạ tầng mới.

"Chúng ta có một chương trình đã chuẩn bị sẵn có thể nhanh chóng được triển khai để cung cấp tiền mặt trực tiếp cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi "những cuộc phiêu lưu" của Tổng thống Vladimir Putin", ông Brusuelas nói. "Chính tầng lớp trung lưu và lao động Mỹ sẽ phải chịu gánh nặng do một cuộc chiến tranh châu Âu gây ra".

Xem thêm: mth.77784202132202202-nit-gnol-tam-irt-uc-tahp-mal-ol-ion-iod-eniarku-ol-iaogn-iod-nedib-gno-auc-tek-eht/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thế kẹt của ông Biden: Đối ngoại lo Ukraine, đối nội lo lạm phát, cử tri mất lòng tin”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools