vĐồng tin tức tài chính 365

Mẹ mang thai mắc bệnh lây qua đường tình dục có ảnh hưởng tới con?

2023-02-02 08:14
Mẹ mang thai mắc bệnh lây qua đường tình dục có ảnh hưởng tới con? - Ảnh 1.

Một biểu hiện của bệnh giang mai - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ CKII Đoàn Văn Lợi Em - trưởng khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết trong năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 554 bệnh nhân nữ mắc bệnh giang mai mới phát hiện. Trong đó số bệnh nhân đang mang thai mới phát hiện giang mai là 107 ca.

Đa số các trường hợp đến khám khi có test nhanh làm ở các cơ sở khác nghi ngờ mắc giang mai. Một số ít trường hợp bệnh nhân đến khám vì nổi ban đào ở da hoặc có vết loét sinh dục hoặc có chồng mắc bệnh giang mai.

Phần lớn phụ nữ mang thai đến khám thường đã làm xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở khám thai, khi xét nghiệm có bất thường được giới thiệu đến làm xét nghiệm khẳng định lại, và nếu kết quả dương tính sẽ tiếp tục điều trị ở bệnh viện.

Một số trường hợp không làm xét nghiệm trong thai kỳ mà chỉ làm xét nghiệm giang mai ngay trước sinh, các bác sĩ của bệnh viện sẽ phối hợp với các bác sĩ sản khoa để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Ở phụ nữ mang thai, khi mắc bệnh giang mai, ngoài các biểu hiện như người không mang thai, bệnh còn tác động đến cả mẹ lẫn con. Vi khuẩn giang mai trong máu mẹ có thể đi qua bánh nhau và lây cho con từ tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) hoặc có thể lây cho bé khi tiếp xúc trực tiếp máu lúc sinh.

Khi mắc bệnh giang mai trong thai kỳ có thể gây các biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu hoặc có thể khiến em bé chết ngay sau sinh.

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, có tới 40% bé bị tử vong nếu mẹ mắc giang mai trong thai kỳ mà không điều trị.

Đối với bé mắc giang mai bẩm sinh, có thể bé gặp các ảnh hưởng như nhẹ cân khi sinh, da nổi bóng nước, viêm mũi, viêm thanh quản, gan lách hạch to, viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm màng mạch - võng mạc, một số trường hợp có thể bị điếc, dị dạng xương.

Để phòng ngừa bệnh giang mai cũng tương tự như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bác sĩ Lợi Em khuyến cáo nên sử dụng bao cao su khi quan hệ, không có nhiều bạn tình, sống chung thủy một vợ một chồng.

Bên cạnh đó, đối với phụ nữ chuẩn bị có thai, nên khám tiền hôn nhân xét nghiệm cho cả hai vợ chồng trước khi mang thai. Đối với phụ nữ đang mang thai, cần được xét nghiệm giang mai tầm soát vào lần khám thai đầu tiên, tốt nhất là trong tam cá nguyệt một.

Ngoài ra, theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, cần xét nghiệm giang mai ở bất kỳ bệnh nhân từng có tiền căn sẩy thai sau 20 tuần.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Bệnh nhân mắc giang mai có xu hướng tăngBệnh nhân mắc giang mai có xu hướng tăng

TTO - Những năm gần đây, số lượt bệnh nhân bị giang mai đến các cơ sở y tế thăm khám có xu hướng gia tăng, tập trung chủ yếu ở nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới).

Xem thêm: mth.83160205110203202-noc-iot-gnouh-hna-oc-cud-hnit-gnoud-auq-yal-hneb-cam-iaht-gnam-em/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mẹ mang thai mắc bệnh lây qua đường tình dục có ảnh hưởng tới con?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools