vĐồng tin tức tài chính 365

7 bí kíp sửa thói quen tiêu tiền như nước

2023-02-02 14:17
7 bí kíp sửa thói quen tiêu tiền như nước - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: It's My Favorite Day

Bạn muốn tiết kiệm? Hãy thôi tiêu tiền hoang phí bằng cách thực hành 7 thói quen sau đây.

1. Tự khen thưởng khi không mua sắm

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng đây là một bí kíp giúp bạn không tiêu hoang.

Để tạo thói quen tiết kiệm mới, bạn cần thưởng cho mình nhằm tạo ra động lực.

Ví dụ, cuối tuần này, bạn đã quyết tâm không đi lượn lờ ở cửa hàng thời trang yêu thích như mọi khi. Hãy lấy khoản tiền đó ra, tặng cho chính bạn bằng cách đút vào lợn đất, hoặc gửi vào một tài khoản tiết kiệm riêng.

Khi bạn đã có một khoản tương đối ra trò, bạn có thể rút ra trả nợ, hoặc đãi gia đình một chuyến đi chơi.

2. Triệt tiêu cám dỗ để tiết kiệm

Học cách thay đổi thói quen tiêu xài hoang phí cũng tương tự như bỏ thói quen xấu. Tức là bạn cắt đứt tiếp xúc với nguồn cơn "xúi giục" bạn.

Đầu tiên, bạn cần tránh xa các cửa hàng, trung tâm thương mại. Bạn cứ đặt chân vào shop, bạn sẽ muốn tiêu tiền.

Thứ hai là "cai" mua sắm trực tuyến, và ngừng xem các quảng cáo sản phẩm trên mạng. Đôi khi bạn chỉ cần xem sản phẩm trên Internet, bạn sẽ nảy sinh ý muốn mua.

Mạnh tay hơn, bạn nên bỏ "theo dõi" (follow) các trang bán hàng trên mạng xã hội mà bạn thường xuyên mua linh tinh, như bán quần áo hay đồ trang trí nhà.

Khi bạn thực sự cần mua sắm, hãy liệt kê trước những gì cần mua.

3. Đặt ra quy tắc: Suy nghĩ 24 giờ trước khi "chốt đơn"

Quy tắc này dành cho trường hợp bạn đột nhiên gặp và muốn mua một món nào đó.

Hãy ép bản thân quay về nhà, và nghĩ thật kĩ. Nếu sau 24 giờ, bạn vẫn nghĩ về nó, bạn có thể quay lại cửa hàng và rút ví thanh toán.

4. Đặt câu hỏi trước khi mua

Thói quen thứ ba có thể hơi rắc rối nếu hôm đó là ngày giảm giá cuối cùng, hoặc bạn sợ người khác mua mất vì giá sale quá hời.

Trong trường hợp không thể chờ đủ 24 giờ, bạn có thể kiểm tra ý chí bằng những câu hỏi kiểu:

"Món đó thật sự cần mua hay tôi mua chỉ vì nó giảm giá?"

"Nếu món đó không giảm giá, tôi sẽ vẫn mua chứ?"

"Tôi cần món đồ này không?"

"Món đồ này có chất lượng tốt không?"

"Tôi có khả năng chi trả không?"

"Tôi phải đánh đổi cái gì để mua được món này?"

Nếu bạn không có ý định mua nếu đồ không được giảm giá, tốt nhất bạn đừng nên mua.

5. Duy trì nguyên tắc "Chỉ tiêu tiền mặt" sẽ tiết kiệm được rất nhiều

Khi bạn quẹt thẻ tín dụng, bạn đâu thực sự đang trả tiền để mua hàng. Việc bạn đang làm là mượn tiền tiêu trước.

Rút tiền mặt ra từ túi khiến bạn luyến tiếc hơn nhiều. Vì lúc đó, bạn tận mắt thấy tiền đang vơi đi. Bạn chắc chắn sẽ kén chọn hơn trong chi tiêu.

Hãy cất thẻ ở nhà, và bạn sẽ không còn lãng phí tiền vào những thứ không cần thiết.

6. Nguyên tắc "Mua một món, bỏ một món"

Thói quen này cực kỳ hữu dụng, giúp ngăn chặn thói quen tiêu tiền như nước.

Nguyên tắc rất đơn giản: cứ mua một món mới, bạn phải vứt đi một món cùng loại đã có.

Ví dụ, bạn mới mua chiếc gối ôm xinh xắn, tông xuyệt tông với rèm cửa. Khi bạn về nhà, bạn cần ném ngay đi một chiếc gối ôm cũ, hoặc một món đồ trang trí khác.

Chắc chắn bạn sẽ dần cân nhắc kĩ trước khi mua sắm, nhà cửa lại gọn gàng, thông thoáng.

7. Yêu những món bạn có

Tại sao bạn lại tiêu phí những đồng lương vất vả mới kiếm được vào những thứ bạn không thích?

Hãy yêu mọi thứ bạn đang sở hữu. Nếu bạn không thực sự hài lòng 100%, bạn nên chờ đến khi gặp được cái khác hoàn hảo hơn.

Nếu thấy các bí kíp trên hữu ích, bạn hãy thả tim, bấm "Thích" cuối bài, hoặc đăng nhập Tuổi Trẻ Sao để tặng sao cho bài viết nhé.

Đặt mục tiêu tài chính thế nào để thành công chứ không 'đếm cua trong lỗ'?Đặt mục tiêu tài chính thế nào để thành công chứ không "đếm cua trong lỗ"?

Khi đặt mục tiêu tài chính, bạn sẽ dễ theo đuổi những mục tiêu liên quan tới các vấn đề bạn coi trọng nhất.

Xem thêm: mth.12912543120203202-coun-uhn-neit-ueit-neuq-ioht-aus-pik-ib-7/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“7 bí kíp sửa thói quen tiêu tiền như nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools