vĐồng tin tức tài chính 365

Bát nháo học hộ, thi hộ - Kỳ cuối: Cần giải pháp đồng bộ để bịt lỗ hổng

2023-02-09 13:04
Nhiều sinh viên học hộ trong một lớp liên thông của Trường ĐH N. vào cuối tháng 12-2022 - Ảnh: VĂN KHOA

Nhiều sinh viên học hộ trong một lớp liên thông của Trường ĐH N. vào cuối tháng 12-2022 - Ảnh: VĂN KHOA

Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng loạt phóng sự điều tra, nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến, phản hồi, trong đó chủ yếu lên án tình trạng này đồng thời đòi hỏi các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo phải vào cuộc làm rõ và có giải pháp chấm dứt vấn nạn học hộ, thi hộ. 

Các trường nói gì?

TS Phạm Hữu Lộc - hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM - chia sẻ trước nay nhà trường chưa ghi nhận các trường hợp học hộ, thi hộ trong trường. Tuy nhiên, trường đã cho kiểm tra và làm việc với sinh viên liên quan, nếu đúng như báo chí phản ánh thì trường sẽ tiến hành xử lý kỷ luật theo quy chế học vụ. Ngoài ra, trường sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát thí sinh trong các kỳ thi.

TS Nguyễn Quốc Anh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - cho biết trước đây trường từng phát hiện một vài trường hợp học hộ, thi hộ và tất cả đều được trường xử lý nghiêm ngặt để giữ gìn sự liêm chính trong học tập tại nhà trường. 

Về mặt kỹ thuật, trường thường tổ chức những buổi tập huấn, chia sẻ cho các giảng viên nhà trường về kinh nghiệm coi thi, cách thức phân biệt thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân giả và cách đối chiếu với dữ liệu sinh viên trước khi cho các em vào phòng thi.

Về phía sinh viên, TS Nguyễn Quốc Anh cho biết trong những đợt sinh hoạt đầu năm, trường đều tuyên truyền cho các bạn về những hệ quả của việc học hộ, thi hộ và những hình thức xử lý nếu bị phát hiện, có thể đối mặt nguy cơ đình chỉ học. 

"Chúng tôi cũng nhắc nhở các bạn việc học thật, thi thật, nhận được các kiến thức thật mới quan trọng. Học thật, thi thật cũng sẽ rèn cho các bạn sự tự giác, thái độ tốt với từng công việc các bạn đang làm. Đây là những tố chất mà nhà tuyển dụng đánh giá cao ở các sinh viên khi ra trường, chứ không chỉ là bằng cấp" - ông Quốc Anh nói.

Đại diện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng từ những phản ánh về tình trạng học hộ, thi hộ ở một số lớp liên thông, trong thời gian tới trường sẽ có những biện pháp kiểm tra và chấn chỉnh việc giảng dạy, thi cử tại những lớp này. 

Mục tiêu nhất quán của nhà trường trước nay vẫn là hướng cho người học việc thực học, từ đó có thể sở hữu được những kiến thức, kỹ năng thật sau khi tốt nghiệp để có thể đóng góp ngược trở lại cho xã hội.

Áp dụng đồng thời nhiều biện pháp

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng hiện tượng học hộ, thi hộ trước nay vẫn tồn tại trong một bộ phận sinh viên ở một số trường đại học, cao đẳng. "Lỗ hổng" lớn nhất chính là việc kiểm soát các loại giấy tờ như thẻ sinh viên, giấy chứng minh nhân dân khi vào thi. 

Thông thường, giám thị chỉ nhìn vào hình trên thẻ có khớp với mặt người đến dự thi hay không. Vì vậy chỉ cần làm giả thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân sao cho thông tin trên giấy tờ là của sinh viên cần thi hộ, nhưng ảnh trên giấy tờ ấy là của người đi thi hộ thì sẽ dễ qua mặt được giám thị.

Ông Dũng cho rằng các trường hoàn toàn có khả năng bịt kẽ hở lớn nhất này. Các sinh viên khi nhập học đều được trường chụp ảnh để lưu trữ hồ sơ. Khi tổ chức những buổi thi, các khoa hay đơn vị tổ chức thi có thể kết hợp với phòng công tác sinh viên hay các đơn vị lưu trữ của trường để truy xuất, đối chiếu gương mặt thí sinh vào thi. Như thế, trong trường hợp người thi hộ dùng thẻ sinh viên hay chứng minh nhân dân giả, giám thị cũng dễ nhận ra vì ảnh của người thi hộ khác với ảnh của sinh viên trên hệ thống.

Ngoài ra, theo ông Dũng, đa số những môn bị gian lận thi hộ phần lớn là các môn lý thuyết, thi theo hình thức làm bài, viết bài "truyền thống". Nếu đa dạng hình thức thi cử, chẳng hạn bằng các buổi thuyết trình, thực hành, báo cáo trực tiếp tại lớp thì tình trạng thi hộ cũng có thể sẽ giảm đáng kể. 

Tăng cường đánh giá, kiểm tra ngay trong từng tiết học, thay vì dồn hết vào bài thi cuối kỳ, cũng sẽ góp phần gia tăng sự tham gia của sinh viên trong các tiết học và nghiêm túc trong thi cử.

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo - nêu góc nhìn muốn "siết" chặt tình trạng học hộ, thi hộ cần thực hiện song song hai hướng giải pháp về công nghệ và con người. 

Về công nghệ, ông cho rằng phần lớn các trường hiện nay có thể tăng cường ứng dụng giải pháp mới cho khâu kiểm tra sinh viên dự thi, chẳng hạn dùng camera, phần mềm nhận diện khuôn mặt hay làm mã vạch để quét truy xuất trên thẻ sinh viên...

Về con người, ông Vinh cho rằng cần phân ra hai nhóm, gồm người thầy - nhà trường và người học. Trước hết, người thầy - nhà trường cần sự quyết liệt "chiến đấu" với tình trạng học hộ, thi hộ. Các hàng rào kỹ thuật sẽ bị "vô hiệu hóa" nếu giảng viên, giám thị và nhà trường "du di" cho sinh viên trong quá trình thi cử. 

Trong khi đó, người học sẽ phải chịu trách nhiệm trước những việc mình đã làm. Nếu bị phát hiện, người học sẽ hứng chịu những mức chế tài đủ sức răn đe.

Nghiêm cấm sinh viên học hộ, thi hộ cho trường khác

Người thi hộ (sau) và sinh viên thuê thi hộ bài thi Anh văn tại Trường CĐ L. vào giữa tháng 12-2022 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Lãnh đạo một cơ sở giáo dục đại học đào tạo khối ngành y dược tại TP.HCM cho hay trước đây trường từng phát hiện một số trường hợp đi học hộ, thi hộ cho học viên trường khác và đã tiến hành các biện pháp kỷ luật những sinh viên này.

Hiện nay, trường nghiêm cấm sinh viên của trường mình tham gia học hộ, thi hộ ở trường khác, nhất là các lớp liên thông, và đưa ra các chế tài khá nặng, có thể đình chỉ học một khoảng thời gian, tùy mức độ nghiêm trọng. "Chúng tôi thường nhắc nhở sinh viên của mình rằng học hộ, thi hộ cho người khác là tiếp tay cho cái sai" - vị này nói.

Giáo dục trung thực từ thời phổ thông

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, học hộ, thi hộ là một phần trong câu chuyện lớn hơn - sự trung thực trong học tập. Tính trung thực này không thể chỉ được giáo dục khi người học ở bậc đại học - cao đẳng, mà phải từ lúc còn ở bậc phổ thông. Khi sớm được rèn nề nếp và hiểu được giá trị của việc thực học, người học sẽ có ý thức hơn với học vấn của mình.

Người học cần biết được việc học mang đến những giá trị thật về kiến thức, kỹ năng cho việc làm nghề sau này, thay vì chỉ chạy theo những điểm số. Khi thực chất không có, sinh viên tốt nghiệp sẽ dễ bị thị trường lao động đào thải.

Bạn đọc nói gì?

* Tình trạng cán bộ cử người học hộ, thi hộ không hề ít, đó là lý do vì sao trình độ cán bộ không đúng với cái bằng cấp, nhiều người bằng cấp cả đống giữ vai trò lãnh đạo nhưng chả biết gì về vi tính chứ không nói đến soạn thảo văn bản.

(Coc - vases_parries_0b@...)

* Học giả - bằng thật, sau này xin việc thì bằng thật - trình độ giả.

(local90000@...)

* Ai cũng biết để có được những học vị như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ bằng chính thực lực của mình thì phải trải qua những tháng ngày miệt mài bên sách vở. Thế mà có những vị vừa đi học vừa đi làm mà chỉ trong một thời gian ngắn cũng có được một tấm bằng để củng cố địa vị của mình.

Trong môi trường làm việc ở các cơ quan nhà nước hiện nay, bằng cấp vẫn là một trong những tiêu chí tuyển dụng và đề bạt. Phải chăng đã đến lúc chỉ xem bằng cấp là điều kiện cần khi tuyển dụng và năng lực thực tế của ứng viên mới là điều quan trọng. Điều này những doanh nghiệp tư nhân hay công ty nước ngoài đã và đang thực hiện. Ở những nơi này, bằng cấp và những mối quan hệ chỉ là thứ yếu, năng lực thực tế mới được trân trọng.

Tuyển dụng và đề bạt căn cứ vào thực lực là cơ hội cho bất cứ người nào có khả năng và thích hợp với vị trí đang cần. Nguồn nhân lực được tìm thấy bằng cách này sẽ là một minh chứng cụ thể về giá trị lợi ích phục vụ cộng đồng mà không phải là những minh chứng ảo từ tấm bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

(tanthoile76@...)

Bát nháo học hộ, thi hộ - Kỳ 3: "Combo" học và thi hộBát nháo học hộ, thi hộ - Kỳ 3: 'Combo' học và thi hộ

Khi chọn gói dịch vụ "combo" kết hợp học hộ và thi hộ, sinh viên chỉ việc "ngồi chơi xơi nước" vì có người học thế và thi giùm. Thậm chí, có người đã nhờ cậy vào những người học hộ, thi hộ với nhiều môn suốt nhiều tuần liền.

Xem thêm: mth.38765701190203202-gnoh-ol-tib-ed-ob-gnod-pahp-iaig-nac-iouc-yk-oh-iht-oh-coh-oahn-tab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bát nháo học hộ, thi hộ - Kỳ cuối: Cần giải pháp đồng bộ để bịt lỗ hổng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools