Yêu cầu và kỹ năng cần có của trưởng phòng kinh doanh như thế nào? Trưởng phòng kinh doanh có thực sự là nghề "hái" ra tiền? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!
4. Yêu cầu và kỹ năng cơ bản của vị trí trưởng phòng kinh doanh
Khi ở vị trí TPKD thì bạn cần đáp ứng những tiêu chí nào? Những kỹ năng quan trọng nhất của TPKD là gì?
4.1 Yêu cầu
Bạn phải hiểu rõ vai trò của TPKD là vô cùng quan trọng, là người đứng đầu bộ phận kiếm doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Do đó, TPKD đòi hỏi phải là người có nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, kỹ năng tốt và có mối quan hệ rộng.
4.2 Những kỹ năng quan trọng nhất của trưởng phòng kinh doanh
Để làm tốt vị trí TPKD cũng như dễ dàng hơn trong việc học hỏi các kỹ năng chuyên môn, đầu tiên bạn cần phải nắm những thông tin quan trọng sau đây.
● Kỹ năng phân tích, đánh giá: Một phần nhỏ trong công việc hàng ngày của TPKD đó là lập kế hoạch, kiểm tra và phân tích thị trường để lên kế hoạch cho chiến lược quảng cáo sản phẩm mới. Do đó, TPKD phải "nằm lòng" kỹ năng phân tích, sự kiện và các thông tin liên quan với nhau để đưa ra kết luận cũng như tìm ra hướng đi mới có lợi nhất cho việc quảng bá sản phẩm của công ty.
● Kỹ năng lãnh đạo: "Chìa khóa" để trở thành một TPKD giỏi nằm ở kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng này bao gồm cả kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các xung đột, xích mích giữa các thành viên trong nhóm, kỹ năng thuyết trình, động viên và khuyến khích nhân viên cấp dưới trong những tình huống xấu xảy ra.
● Nhạy bén, hiểu rõ tâm lý khách hàng: Trưởng phòng kinh doanh hay trưởng phòng phát triển kinh doanh đều là người chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm của công ty.
Hơn ai hết, họ là người hiểu rõ và nắm bắt tâm lý khách hàng tốt nhất. Một chiến dịch Marketing thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất vẫn là đánh trúng tâm lý khách hàng. Đây được xem là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà người đảm nhiệm vai trò TPKD đều phải nắm rõ.
Những kỹ năng quan trọng của trưởng phòng kinh doanh là gì? - Ảnh: Internet
● Định hướng, phát triển dịch vụ: Để xây dựng niềm tin và giữ chân khách hàng thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đưa ra các định hướng, chiến lược dịch vụ. Bởi khách hàng không muốn bị bỏ rơi sau khi mua hàng của bạn. Hơn nữa, họ cần sự trợ giúp và giải đáp thắc mắc, những vấn đề mà họ đang gặp phải.
Với vai trò là một TPKD, bạn phải vạch ra những định hướng về dịch vụ cho sản phẩm của công ty tốt nhất, làm sao để phản hồi thông tin đến khách hàng để họ cảm thấy hài lòng, đánh giá dịch vụ tốt.
● Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, sắp xếp công việc: Ngoài báo cáo kế hoạch, tiến độ công việc với cấp trên, TPKD sẽ là người thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch Marketing, quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó, TPKD còn là người giám sát, phân tích số liệu, tổng doanh số của từng nhân viên. Nhiệm vụ này cũng đòi hỏi trưởng phòng phải có kỹ năng tổ chức để sắp xếp các công việc một cách khoa học và hợp ký. Do đó, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, sắp xếp công việc đòi hỏi TPKD phải nắm được.
5. KPI công việc đối với vị trí trưởng phòng kinh doanh
KPIs công việc đối với vị trí trưởng phòng kinh doanh sẽ bao gồm:
● Doanh thu được tính theo đầu người, chẳng hạn như doanh thu trung bình mà từng nhân viên đạt được.
● Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của phòng hàng tháng.
● Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ khác hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
● Quy mô hợp đồng trung bình của tháng.
● Tỷ lệ hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra của phòng.
6. Lương trưởng phòng kinh doanh bao nhiêu?
Mức lương là điều mà bất kỳ bạn nào khi đi làm cũng đều muốn biết, bởi vì lương ổn định và được trả đúng với công sức mà mình bỏ ra thì mới có động lực để làm việc, tâm lý thoải mái và sẵn sàng cống hiến cho công việc hết sức mình.
Đối với vị trí TPKD tại Việt Nam sẽ có mức lương trung bình dao động từ 150 - 400 triệu đồng/năm, tuy nhiên tùy lĩnh vực kinh doanh của công ty mà mức lương sẽ chênh lệch. Thông thường, mức lương này đã bao gồm lương cơ bản, lương quản lý và theo chế độ chính sách của từng công ty.
Những thông tin về công việc của trưởng phòng kinh doanh đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí này. Muốn trở thành một trưởng phòng chủ chốt thì đừng quên bồi dưỡng những kỹ năng quan trọng trên để tiến đến những vị trí cao hơn. Hiện tại, CareerBuilder đã và đang cung cấp vị trí tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh, nếu bạn có nhu cầu, hãy đăng ký để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Cho dù bạn định nghỉ việc vào ngày mai hay 1 tháng nữa kể từ bây giờ, hãy chuẩn bị tinh thần bảo mật những thông tin quan trọng và xứng đáng để tránh việc sếp muốn chấm dứt quyền truy cập của bạn ngay lập tức.
Xem thêm: mth.20780645180203202-2-2-nahp-neit-ar-iah-ehgn-al-iahp-oc-hnaod-hnik-gnohp-gnourt/nv.ertiout