vĐồng tin tức tài chính 365

'Ép' mua bảo hiểm tại ngân hàng: 'Chúng tôi thực sự rất cắn rứt...'

2023-02-14 10:40
Khách hàng tới văn phòng bảo hiểm Manulife (quận 1) sau khi biếtđã mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chứ không phải gửi tiết kiệmở SCB - Ảnh: BÔNG MAI

Khách hàng tới văn phòng bảo hiểm Manulife (quận 1) sau khi biếtđã mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chứ không phải gửi tiết kiệmở SCB - Ảnh: BÔNG MAI

Trên đây là chia sẻ của một bạn đọc đang giữ vị trí lãnh đạo phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại có vốn nhà nước sau loạt bài  "Ép mua bảo hiểm".
Loạt bài viết này không chỉ nói thay tiếng nói của các khách hàng vay vốn mà còn nói thay tiếng lòng của những người trong nghề như chúng tôi, mong rằng loạt bài này sẽ gây được tiếng vang và để ngân hàng, công ty bảo hiểm xem xét lại".
Trích ý kiến lãnh đạo phòng giao dịch một ngân hàng

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến của người trong cuộc.

Vấn đề nhức nhối và rất tiêu cực

"Với góc nhìn của người trong cuộc, tôi xin chia sẻ ít tâm tư, một số vấn đề mà bản thân tôi cũng rất bức xúc.

Tôi hiện tại đang giữ vị trí lãnh đạo phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, dù vậy nhưng thực tế vẫn không thể nào nằm ngoài "cuộc chơi" và "vòng xoáy" bảo hiểm nhân thọ".

Đây là một phản hồi đặc biệt đã gửi về cho Tuổi Trẻ (bandoc@tuoitre.com.vn) ngay trong buổi sáng 13-2 khi loạt điều tra: "Ép" người dân mua bảo hiểm. "Đây là vấn đề nhức nhối và rất tiêu cực hiện nay" - vị này bày tỏ.

Làm ngân hàng mà ngỡ công ty bảo hiểm

Nhiều lúc những cá nhân đi vay vốn bị bắt buộc phải mua bảo hiểm nhân thọ, thực tế chúng tôi đều không muốn ép khách hàng phải mua.

Nhưng nếu quyết định cho khách hàng không mua bảo hiểm thì chúng tôi phải đối diện với muôn vàn khó khăn hơn như: bị yêu cầu trình bày nguyên nhân, họp riêng hoặc bị gửi mail yêu cầu xem lại, hoặc trình hồ sơ lên cấp cao hơn sẽ bị muôn vàn lý do để trả hồ sơ về.

Mặt khác, nếu không hoàn thành chỉ tiêu bảo hiểm thì không được tính chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch kinh doanh của năm (dù năm đó các chỉ tiêu như cho vay và huy động vốn đã hoàn thành) dẫn đến có thể bị đánh giá và xếp loại thấp, mất thưởng, giảm lương.

Chưa kể nếu hoàn thành chỉ tiêu thu phí bảo hiểm nhân thọ của năm thì năm sau sẽ được giao chỉ tiêu cao hơn năm trước.

Nhìn lại một năm, số lượng lớp tham gia và cuộc họp liên quan đến sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, rồi phải thi lấy code (mã số đại lý bảo hiểm nhân thọ)... nhiều đến mức chúng tôi còn không nghĩ thực sự chúng tôi đang làm cho ngân hàng mà đang làm cho công ty bảo hiểm nhân thọ.

Nhưng vì công việc thì vẫn phải chấp nhận cho qua. Dân trong ngành của chúng tôi còn truyền miệng nhau rằng bây giờ "không có khách hàng nào tốt cho đến khi chịu mua bảo hiểm nhân thọ".

Và chính xác hiện nay thì chỉ cần khách hàng đồng ý mua bảo hiểm nhân thọ với tỉ lệ từ 2% giá trị khoản vay trở lên, càng cao càng tốt thì càng dễ được duyệt hồ sơ vay vốn mà bỏ qua những nguyên tắc thẩm định tín dụng, nhất là khi nhu cầu vay vốn rơi vào cuối năm, ngân hàng chuẩn bị hết room tín dụng thì khách hàng càng như "cá nằm trên thớt".

Thực sự rất cắn rứt

Nhìn những khách hàng khó khăn, vay vốn mà đồng lương ít ỏi, chúng tôi thực sự rất cắn rứt khi đưa khách hàng vào hoàn cảnh không còn sự lựa chọn nào khác phải mua bảo hiểm, nếu không mua thì đồng nghĩa là không thể vay vốn được vì hiện tại đa số ngân hàng đều bán bảo hiểm nhân thọ.

Chưa kể các khách hàng đến gửi tiết kiệm cũng được công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp danh sách để chào mời bằng mọi cách.

Nhìn chung, bản chất thật sự của bảo hiểm nhân thọ rất tốt nhưng vì chỉ tiêu và lợi nhuận nên rất khó để các ngân hàng có thể "ngó lơ" vì thực tế doanh thu bảo hiểm nhân thọ được công ty bảo hiểm chuyển trực tiếp cho ngân hàng và được ngân hàng đưa vào doanh thu trên báo cáo tài chính.

Mức doanh thu này còn cao hơn các hoạt động khác như các hoạt động nghiệp vụ thu lãi, thu phí duy trì tài khoản, phí mở thẻ VISA... khác mang lại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân hàng nào cũng đua nhau tăng doanh số trong giai đoạn nền kinh tế thị trường khó khăn, cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì cho dù khách hàng có mua bảo hiểm nhân thọ tại công ty khác rồi thì cũng phải bắt buộc phát sinh bảo hiểm nhân thọ tại công ty ngân hàng liên kết bằng mọi cách.

Mặc dù các khách hàng rất ít khi tiếp tục đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho năm thứ hai, như vậy làm mất đi bản chất thực sự và tốt đẹp của nhân thọ mang lại và rất lãng phí tiền bạc.

Mặc dù đã có rất nhiều bài báo liên quan trong năm vừa qua, một số group rầm rộ trên các diễn đàn về ngành ngân hàng cũng nói về thực trạng này nhưng không lâu sau đó vẫn bị "chìm" và khách hàng vẫn là người chịu thiệt lớn nhất.

Loạt bài viết này không chỉ nói thay tiếng nói của các khách hàng vay vốn mà còn nói thay tiếng lòng của những người trong nghề như chúng tôi, mong rằng loạt bài này sẽ gây được tiếng vang và để ngân hàng, công ty bảo hiểm xem xét lại chính sách bán hàng của mình.

Báo Tuổi Trẻ tiếp nhận phản ảnh bị "ép" mua bảo hiểm

Bạn đọc muốn phản ảnh từng bị "ép" mua bảo hiểm khi vay tại ngân hàng có thể gửi thông tin cùng bằng chứng về sự việc tới địa chỉ email: bandoc@tuoitre.com.vn, hoặc gửi tới ban bạn đọc báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Chúng tôi sẽ xem xét để có thể xử lý thông tin.

Trong hồ sơ xin gửi kèm số điện thoại để chúng tôi liên lạc khi cần thiết.

Thăm dò ý kiến

Để chấm dứt trình trạng "ép" người vay vốn mua bảo hiểm tại các Ngân hàng, theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

"Ép" mua bảo hiểm: "Ai có đi vay mới biết uất ức tức giận thế nào"'Ép' mua bảo hiểm: 'Ai có đi vay mới biết uất ức tức giận thế nào'

Ngay khi Tuổi Trẻ phản ánh việc khách hàng bị “ép" mua bảo hiểm: không mua, chấm dứt khoản vay, bị "gài" thế buộc phải… tự nguyện mua bảo hiểm khi vay vốn, nhiều bạn đọc lập tức chia sẻ các trải nghiệm không mấy vui vẻ.

Xem thêm: mth.12751510141203202-tur-nac-tar-us-cuht-iot-gnuhc-gnah-nagn-iat-meih-oab-aum-pe/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Ép' mua bảo hiểm tại ngân hàng: 'Chúng tôi thực sự rất cắn rứt...'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools