vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Ưu tiên chiến lược phòng thủ trong 6 tháng đầu năm

2023-02-15 18:56

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 15/2 giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 66,40 – 67,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ nhích nhẹ 0,7 USD lên 1.854 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhanh về gần 1.830 USD/ounce trước khi phục hồi nhẹ lên trên 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,45 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.631 đồng/USD, tăng nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.450 – 23.790 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 22.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích nhẹ và lên trên 22.100 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,18 USD (-1,49%), xuống 77,88 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,09 USD (-1,36%), xuống 84,42 USD/thùng.

VN-Index hồi phục

Thị trường sau ít phút giằng co sau khi mở cửa đã bật tăng nhờ dòng tiền bắt đáy nhập cuộc, nhất là ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ liên quan tới đầu tư công.

Tuy nhiên, lực cầu chực chờ còn khá lớn đã khiến VN-Index chưa thể chinh phục lại ngưỡng cản ở đường MA50.

Bước vào phiên chiều, lực bán bất ngờ gia tăng và có lúc đẩy VN-Index về gần tham chiếu, nhưng lực cầu hoạt động tích cực ở những phút cuối đã giúp chỉ số bật hồi trở lại gần vùng 1.050 điểm.

Trên bảng điện tử, sắc xanh chiếm ưu thế và thanh khoản cũng cải thiện đáng kể, nhưng vẫn chưa thể trở lại ngưỡng giá trị giao dịch 10.000 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 19,55 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 320,12 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 15/2: VN-Index tăng 9,56 điểm (+0,92%), lên 1.048,2 điểm; HNX-Index tăng 3,11 điểm (+1,52%), lên 207,97 điểm; UPCoM-Index tăng 1,52 điểm (+1,95%), lên 79,47 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall biến động trái chiều trong phiên thứ Ba (14/2), sau khi CPI tháng 1 của Mỹ được công bố cho thấy ít có thay đổi về kỳ vọng Fed sẽ sớm dừng tăng lãi suất.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,5% trong tháng 1 so với tháng trước và tính trên cơ sở hàng năm là tăng 6,4%, giảm nhẹ so với tỷ lệ tăng 6,5% trong tháng 12/2022 so với cùng kỳ.

Chỉ số tiêu dùng cốt lõi, thước đo lạm phát loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, vốn là thước đo ưa thích của Fed đã tăng 0,4% trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 1, đưa tỷ lệ lạm phát lõi tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các chỉ số này đều tăng hơn mức kỳ vọng của giới phân tích 0,1%.

Kết thúc phiên 14/2, chỉ số Dow Jones giảm 156,66 điểm (-0,46%), xuống 34.089,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,16 điểm (-0,02%), xuống 4.136,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 68,36 điểm (+0,57%), lên 11.960,15 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm do sự sụt giảm của các chỉ số tương lai Phố Wall, khi các nhà đầu tư thận trọng những bình luận diều hâu của Fed sau báo cáo lạm phát của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,37% xuống 27.501,86 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,27% xuống 1.987,74 điểm.

Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đột biến chỉ sau một đêm đã nâng đỡ cổ phiếu ngân hàng Nhật Bản, nhưng lại ảnh hưởng xấu đến cổ phiếu bất động sản.

Thu nhập trong nước cũng tiếp tục chia rẽ thị trường, với công ty internet Recruit Holdings giảm 4,1% và là một trong những lực cản lớn nhất, trong khi nhà bán lẻ trực tuyến Rakuten Group tăng từ mức giảm 3,8% ban đầu đã lên 7,7%.

Cổ phiếu Citizen Watch đã phục hồi trong ngày thứ hai nhờ kế hoạch mua lại cổ phiếu, tăng 9,2% để dẫn đầu các chỉ số tăng điểm trên Nikkei 225.

Masahiro Uchikawa, chiến lược gia trưởng thị trường tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management, cho biết: “Kết quả tài chính của Rakuten chắc chắn rất tệ, nhưng các nhà đầu tư dường như nghĩ rằng có thể điều này sẽ tồi tệ đến mức nó sẽ xảy ra và công ty sẽ ổn từ đây”.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, theo dõi sự suy yếu ở các thị trường châu Á khác sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao, trong khi những lo ngại về địa chính trị và lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc càng đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,39% xuống 3.280,49 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,52% xuống 4.123,69 điểm.

Các chứng khoán châu Á khác trượt dốc, trong khi đồng USD ổn định sau dữ liệu CPI của Mỹ và nhận xét từ các quan chức Fed khiến các nhà đầu tư lo lắng rằng lãi suất sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn.

Trong khi đó, rạn nứt ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng sâu sắc, với việc Bắc Kinh cáo buộc Washington thả khinh khí cầu tầm cao vào không phận của họ và của các quốc gia khác, khi quân đội Mỹ tiến hành kiểm tra các mảnh vỡ của một khinh khí cầu do thám Trung Quốc mà họ đã bắn rơi trong tháng này.

Phiên này, cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản dẫn đầu đà giảm, mất 2,3% sau khi Nhật báo Kinh tế cho biết, chính sách bất động sản nên chính xác hơn để nhắm mục tiêu vào nhu cầu thực và ngăn chặn sự bùng phát trở lại của đầu cơ trên thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm do ảnh hưởng của nhóm bất động sản và chăm sóc sức khỏe.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,43% xuống 20.812,17 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,30 xuống 7.018,14 điểm.

Chỉ số bất động sản Đại lục tại Hồng Kông giảm gần 4% và chăm sóc sức khỏe giảm 1,5%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, sau khi một số nhà đầu tư chốt lời và bình luận của Fed rằng sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất dần dần.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 37,74 điểm, tương đương 1,53%, xuống 2.427,90 điểm.

Kết thúc phiên 15/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 100,91 điểm (-0,37%), xuống 27.501,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,79 điểm (-0,39%), xuống 3.280,49 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 301,59 điểm (-1,43%), xuống 21.812,17 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 37,74 điểm (-1,53%), xuống 2.427,90 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Giảm bớt áp lực dòng tiền

Để góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, địa phương và chính các doanh nghiệp địa ốc..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp mong ngân hàng giải cứu trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản mong các ngân hàng tham gia nhiều hơn trong giải cứu thị trường trái phiếu, song Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại siết chặt hoạt động này..>> Chi tiết

- Kịch bản nào cho VN-Index năm 2023

Nhà đầu tư nên ưu tiên chiến lược phòng thủ trong 6 tháng đầu năm 2023, dù cơ hội có thể dần xuất hiện ở không ít nhóm ngành cũng như cổ phiếu riêng lẻ..>> Chi tiết

- Lạm phát tháng 1 của Mỹ tăng cao hơn dự kiến

Hôm thứ Ba (14/2), Bộ Lao động Mỹ báo cáo rằng lạm phát trong tháng 1 đã tăng cao hơn dự kiến, do giá nhà ở, khí đốt và nhiên liệu tăng cao đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.581513tsop-man-uad-gnaht-6-gnort-uht-gnohp-coul-neihc-neit-uu-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Ưu tiên chiến lược phòng thủ trong 6 tháng đầu năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools