Ba sinh viên đó là Phạm Thị Nga, Nguyễn Bá Hà Trang và Lê Quang Huy.
Phạm Thị Nga - đại diện nhóm - chia sẻ về đề tài "Nâng cao năng lực xây dựng và phát triển mạng lưới hỗ trợ cho phụ nữ trong sản xuất và kinh doanh quy mô nhỏ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh chuyển đổi số" cả nhóm đang thực hiện. Nga cho biết:
- Theo tài liệu nhóm có, phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong nhóm sản xuất và kinh doanh quy mô nhỏ hiện nay có tăng và phát triển cùng sự tăng trưởng kinh tế thị trường. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh đăng ký quy mô nhỏ nhưng thực tế là siêu nhỏ, dễ bị biến động theo biến đổi của kinh tế Việt Nam và thế giới.
Điểm quan trọng và nổi bật ở dự án chính là hướng đến hỗ trợ đối tượng yếu thế là phụ nữ, đặt trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ. Dự án vận dụng kiến thức về mạng lưới xã hội (chuyên môn về xã hội học) với mong muốn hỗ trợ cho nhóm phụ nữ trên xây dựng mạng lưới thích ứng trong bối cảnh ấy.
* Đâu là chất liệu để các bạn chọn và bắt tay thực hiện dự án?
- Chúng tôi tìm đọc, thu thập dữ liệu từ các kết quả nghiên cứu, bài báo khoa học, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề phụ nữ trong bối cảnh chuyển đổi số, sự tham gia của phụ nữ vào sản xuất và kinh doanh nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng. Cả tìm hiểu các quy định của Nhà nước, dự án của địa phương về bối cảnh chuyển đổi số.
Một phần dữ liệu khác từ chuyến thực địa tại Bến Tre hồi cuối năm 2022. Chúng tôi có cơ hội trò chuyện với người dân, cán bộ địa phương để tìm hiểu nhiều hơn về đời sống con người, tình hình phát triển nhiều lĩnh vực tại địa phương.
Về cơ bản, với những gì đã thu thập, nhóm phần nào có được bức tranh tổng quát về cơ hội, thách thức của phụ nữ vùng ĐBSCL khi kinh doanh, sản xuất trong bối cảnh chuyển đổi số.
* Các bước để nhóm hiện thực hóa ý tưởng vào thực tế với giải thưởng 70 triệu đồng như thế nào?
- Đầu tiên chúng tôi rà soát đề cương để cụ thể hóa các mục tiêu và phù hợp với khoản ngân sách được nhận. Sau đó chúng tôi sẽ thông qua chỉnh sửa, góp ý của giáo viên hướng dẫn, ban tổ chức để hoàn thiện đề cương trước khi tiến hành từng giai đoạn của dự án.
Trong quá trình hoàn thiện đề cương, mỗi cá nhân chủ động tìm hiểu, học hỏi thêm về cách thức xây dựng kế hoạch, thiết lập đề cương, quản lý dự án... Nói chung chuẩn bị mọi thứ để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
* Phát triển bền vững, bảo vệ môi trường là vấn đề rất được quan tâm khi phát triển kinh tế nông thôn, làm sao để giới trẻ tham gia ngày càng tốt hơn?
- Đây là mục tiêu lớn mà các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang nỗ lực hướng đến. Cũng là quá trình lâu dài, cần thời gian, đòi hỏi sự kiên trì, sự đồng lòng, nhất là sự phối hợp giữa cấp lãnh đạo và nhân dân.
Với người trẻ, việc nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm, khả năng mà thế hệ trẻ có được là quan trọng. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ như thói quen tìm hiểu, đọc, tư duy một cách chủ động hơn về những biến đổi xã hội đang diễn ra xung quanh mình. Cũng có thể là trải nghiệm các hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Những việc này cần thực hiện từ phạm vi nhỏ như khu vực mình sinh sống rồi mở rộng hơn.
Thực ra có nhận thức đúng không chỉ cần trong việc bảo vệ môi trường mà với bất kỳ vấn đề xã hội nào khác. Nhận thức đúng giúp giới trẻ định hình lối sống lành mạnh, suy nghĩ trưởng thành hơn, chuyển hóa lý thuyết và tư duy thành hành động cụ thể, tận dụng sức trẻ và năng lượng của mình để tham gia, cống hiến và tạo nên những giá trị mang tính bền vững cho xã hội.
Chương trình "Đại sứ thanh niên vì phát triển bền vững" nằm trong khuôn khổ dự án "Thế hệ trẻ Việt Nam trở thành công dân toàn cầu", giúp trang bị kỹ năng cần thiết để họ chủ động, tự tin đề xuất và thực hiện các sáng kiến, dẫn dắt cộng đồng tham gia, hành động để ứng phó biến đổi khí hậu...
Giải thưởng là chương trình hợp tác giữa Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam và tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, trao thưởng cho dự án với giải pháp đa dạng của thanh niên các nước ASEAN nhằm xây dựng một ASEAN hội nhập, thích ứng và phát triển bền vững.
Từ một loại cỏ vốn mọc hoang ở vùng đất ngập mặn, bỗng chốc trở thành ống hút cỏ có mặt trong nhiều nhà hàng sang trọng, được khách nước ngoài ưa thích.
Xem thêm: mth.87500143212203202-gnuv-neb-neirt-tahp-ohc-tuhc-gnut-pog/nv.ertiout