vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế tháng 1 phục hồi tích cực, tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp

2024-02-01 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp - Ảnh: TTXVN

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bất định.

Trong báo cáo cập nhật tháng 1-2024, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 từ mức 2,9% lên 3,1%, trong khi Liên Hiệp Quốc dự báo chỉ tăng 2,4%.

Nhiều chỉ số tích cực, song khó khăn vẫn còn lớn

Ở trong nước, Thủ tướng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt những kết quả quan trọng. Tăng trưởng được thúc đẩy. Các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm.

Song theo người đứng đầu Chính phủ, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. “Nhiệm vụ đặt ra cho tháng 2 và thời gian tới là rất nặng nề”, ông nói và đề nghị phân tích kỹ lưỡng, đánh giá đúng tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

Trong đó cần tập trung thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp để làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực mới; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân...

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ quán triệt nhiệm vụ quan trọng trước mắt là phải tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn đầm ấm, vui tươi, nghĩa tình, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết.

Trước đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra tình hình tháng 1 có triển vọng tích cực khi kinh tế vĩ mổ ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực.

Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1 tăng lần lượt 37,7%, 42% và 33,3% so với cùng kỳ và tăng 5,5%, 6,7%, 4,2% so với tháng trước. Kết quả này cho thấy xu hướng phục hồi tích cực qua từng tháng; ước xuất siêu 2,92 tỉ USD.

Tổng vốn FDI đăng ký tháng 1 tăng mạnh 40,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 2,36 tỉ USD. Đây là tín hiệu cho thấy nước ta đang tranh thủ được cơ hội từ những thành tựu ngoại giao.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%. Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt hơn 1,5 triệu lượt...

Ngoài ra, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt; tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược...

Tuy vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục chuyển biến nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức.

Nhận diện khó khăn để tháo gỡ

Sản xuất công nghiệp còn chậm phục hồi do các thị trường lớn gặp nhiều khó khăn. Có gần 53.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, phản ánh khó khăn, thách thức còn lớn.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2024 - Ảnh: VGP

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1-2024 - Ảnh: VGP

Tiếp cận vốn còn vướng mắc; dư nợ tín dụng đến ngày 18-1 giảm 1,52% so với cuối năm 2023. Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn chậm được sửa đổi, gây khó khăn, chồng chéo.

Cầu tiêu dùng trong nước dịp cận Tết tăng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 1,6% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn cận Tết các năm từ 2020 đến nay là trên 3,5%.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Tỉ lệ nợ xấu cao hơn mục tiêu kiểm soát đề ra; việc xử lý ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại các ngân hàng "0 đồng" còn nhiều khó khăn. Thu ngân sách giảm 2,8% so với cùng kỳ cùng áp lực điều hành tỉ giá, rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, nợ công…

Với nhiều yêu cầu, thách thức lớn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cấp thiết cần tận dụng, khai thác tối đa thời cơ, cơ hội mới từ những thành tựu đối ngoại. Đổi mới mạnh mẽ cải cách thể chế, xây dựng cơ chế thu hút đầu tư, nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ...

Trong đó cần chủ động, linh hoạt ứng phó, thích ứng với tình hình; thúc đẩy các động lực về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, nhằm phục hồi nhanh tăng trưởng. Khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, thu hút FDI...

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn. Tháo gỡ cho thị trường bất động sản, phấn đấu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, sớm đưa vào khai thác, sử dụng ít nhất 130km đường cao tốc trong năm 2024.

Mỹ đầu tư 50 tỉ USD vào công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có  lợiMỹ đầu tư 50 tỉ USD vào công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có lợi

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách năng lượng, tăng trưởng kinh tế và môi trường Jose W. Fernandez khẳng định những tiềm năng trong hợp tác năng lượng sạch và chip bán dẫn với Việt Nam.

Xem thêm: mth.58390849010204202-peihgn-hnaod-ohc-ohk-og-gnurt-pat-cuc-hcit-ioh-cuhp-1-gnaht-et-hnik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế tháng 1 phục hồi tích cực, tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools