vĐồng tin tức tài chính 365

Sẽ có khám phá đột phá về Mặt trăng năm Giáp Thìn này?

2024-02-07 12:05
Tàu vũ trụ trong sứ mệnh Ranger đã gửi những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về Mặt trăng - Ảnh: NASA

Tàu vũ trụ trong sứ mệnh Ranger đã gửi những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về Mặt trăng - Ảnh: NASA

Vào năm Giáp Thìn 1964, lần đầu tiên con người nhìn được những bức ảnh cận một cách rõ nét về bề mặt Mặt trăng.

Năm 1964, Ranger 7 trở thành tàu thăm dò không gian đầu tiên của Mỹ chuyển thành công những hình ảnh cận cảnh bề mặt Mặt trăng về Trái đất. Đây cũng là chuyến bay mang tính bước ngoặt trong sứ mệnh Ranger của NASA.

Ra mắt vào ngày 28-7-1964, Ranger 7 được thiết kế để đạt tới quỹ đạo va chạm với Mặt trăng và truyền hình ảnh có độ phân giải cao về bề mặt Mặt trăng trong những phút cuối cùng của chuyến bay trước khi va chạm.

Tàu vũ trụ này mang theo 6 camera truyền hình vidicon, gồm 2 camera góc rộng và 4 camera góc hẹp, để thực hiện nhiệm vụ. Các máy ảnh được sắp xếp thành hai chuỗi hoặc kênh riêng biệt, mỗi chuỗi có nguồn điện, bộ hẹn giờ và bộ phát để có độ tin cậy cao.

Những bức ảnh cận về bề mặt Mặt trăng do Ranger gửi về - Ảnh: NASA

Những bức ảnh cận về bề mặt Mặt trăng do Ranger gửi về - Ảnh: NASA

Kết quả, Ranger 7 đã truyền hơn 4.300 bức ảnh về bề mặt Mặt trăng trong 17 phút cuối của chuyến bay. Sau 68,6 giờ bay, tàu vũ trụ đã hạ cánh giữa 2 khu vực Mare Nubium và Oceanus Procellarum trên Mặt trăng. Bãi đáp này về sau được đặt tên là Mare Cognitum.

Các nhà khoa học ước tính vận tốc lúc Ranger va chạm là 1,62 dặm một giây, cũng là một bước đột phá về hiệu suất thời bấy giờ.

Những con tem bưu chính về sứ mệnh Ranger - Ảnh: NASA

Những con tem bưu chính về sứ mệnh Ranger - Ảnh: NASA

Ngược dòng thời gian, năm Giáp Thìn 1824, nhà khoa học Franz von Paula Gruithuisen giải thích được bí ẩn của các miệng núi lửa đặc trưng của Mặt trăng. Năm Giáp Thìn 1764, Lagrange lần đầu chứng minh Mặt trăng chỉ hướng một mặt duy nhất về phía Trái đất…

Mặt trăng Himalia của sao Mộc - Ảnh: NASA

Mặt trăng Himalia của sao Mộc - Ảnh: NASA

Ngoài Mặt trăng của Trái đất, những năm Giáp Thìn cũng ghi nhận nhiều phát hiện mới về mặt trăng của những hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.

Vào năm Giáp Thìn 1904, mặt trăng Himalia của sao Mộc được phát hiện nhờ vào các bức ảnh chụp bằng gương phản xạ Crossley 36 inch của Đài thiên văn Lick trên núi Hamilton tại Đại học California, San Jose. 

Trong số các mặt trăng của sao Mộc, Himalia lớn thứ năm với bán kính trung bình 85km. Nó chỉ bằng khoảng 5% kích thước Europa, mặt trăng lớn thứ tư sao Mộc. Nhưng nó là thành viên lớn nhất trong nhóm Himalia, một họ vệ tinh sao Mộc có quỹ đạo và hình dáng tương tự nhau và được cho là có nguồn gốc chung.

Ở cách sao Mộc khoảng 7,1 triệu dặm, tương đương 11,5 triệu km, Himalia mất khoảng 251 ngày Trái đất để hoàn thành một quỹ đạo.

2024 từng được xác định là cột mốc đưa con người trở lại Mặt trăng - Ảnh: NASA

2024 từng được xác định là cột mốc đưa con người trở lại Mặt trăng - Ảnh: NASA

Trong thời kỳ tại nhiệm, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn năm Giáp Thìn 2024 là năm Mỹ sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó buộc phải hoãn lại do 2 năm gián đoạn vì dịch COVID-19.

Dẫu vậy, Giáp Thìn 2024 cũng đánh dấu cột mốc quan trọng đối với các sứ mệnh Artemis của NASA, bản lề cho các hoạt động chinh phục Mặt trăng của con người.

Mới đây, vào tháng 1-2024, NASA thông tin các mốc thời gian quan trọng cho sứ mệnh Artemis, đưa con người trở lại Mặt trăng.

Mục tiêu là thiết lập nền tảng cho hoạt động khám phá khoa học lâu dài trên Mặt trăng, đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt trăng, đồng thời chuẩn bị cho các chuyến thám hiểm của con người tới sao Hỏa.

Một trong những đích đến của các sứ mệnh Artemis là hình thành một kênh kết nối lâu dài giữa Trái đất và Mặt trăng - Ảnh: NASA

Một trong những đích đến của các sứ mệnh Artemis là hình thành một kênh kết nối lâu dài giữa Trái đất và Mặt trăng - Ảnh: NASA

NASA đặt cột mốc tháng 9-2025 cho giai đoạn 2 của sứ mệnh, tức Artemis II - phóng tên lửa có người lái bay ngang qua Mặt trăng.

Sứ mệnh Artemis III đưa phi hành đoàn quay quanh Mặt trăng sẽ được thực hiện vào tháng 9-2026. Khi đó, dự kiến sứ mệnh sẽ đổ bộ các phi hành gia đầu tiên gần cực nam của Mặt trăng.

Sứ mệnh Artemis IV được ấn định vào năm 2028, với tham vọng hình thành một trung tâm liên lạc tại Mặt trăng.

Các phi hành gia trong sứ mệnh Artemis II - Ảnh: NASA

Các phi hành gia trong sứ mệnh Artemis II - Ảnh: NASA

Theo NASA, đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi trong lịch trình của Artemis II. Sứ mệnh sẽ phải kiểm tra các hệ thống kiểm soát môi trường và hỗ trợ sự sống quan trọng cần thiết để hỗ trợ các phi hành gia.

Việc thử nghiệm của NASA để xác định các thành phần đủ điều kiện nhằm giữ an toàn cho phi hành đoàn và đảm bảo thành công của nhiệm vụ đã phát hiện ra các vấn đề cần thêm thời gian để giải quyết. 

Các nhóm đang khắc phục sự cố về pin và giải quyết các thách thức với bộ phận mạch điện chịu trách nhiệm thông gió và kiểm soát nhiệt độ.

Quản trị viên NASA Bill Nelson nói: "Chúng tôi đang quay trở lại Mặt trăng theo cách chưa từng có trước đây và sự an toàn của các phi hành gia là ưu tiên hàng đầu của NASA khi chuẩn bị cho các sứ mệnh Artemis trong tương lai".

Tàu đổ bộ Mặt trăng của Nhật Bản hoạt động lạiTàu đổ bộ Mặt trăng của Nhật Bản hoạt động lại

Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản cho biết tàu đổ bộ Mặt trăng SLIM của nước này đã khởi động lại sau hơn 9 ngày cạn năng lượng.

Xem thêm: mth.21613420170204202-yan-niht-paig-man-gnart-tam-ev-ahp-tod-ahp-mahk-oc-es/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sẽ có khám phá đột phá về Mặt trăng năm Giáp Thìn này?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools