vĐồng tin tức tài chính 365

Lì xì gì mà có 50.000 đồng: Bạn trẻ có nên lì xì?

2024-02-11 13:18
Lì xì ngày Tết với lời chúc sức khỏe, may mắn - Ảnh: YẾN TRINH

Lì xì ngày Tết với lời chúc sức khỏe, may mắn - Ảnh: YẾN TRINH

Bạn trẻ gợi ý nên phân chia lì xì con cháu trong nhà, trong họ hàng khác với người ngoài. 

Một số bạn lại cho rằng nên "đồng giá" để trẻ không quá chú trọng tiền bạc, cũng như cung cấp những chiêu giúp việc lì xì không áp lực.

Đồng giá để không trông đợi, phân biệt

Mỗi năm, chị Thi Diễm (33 tuổi, quê Bình Định) luôn gửi tiền cho cha mẹ mua sắm Tết và lì xì em gái 2 triệu đồng. Với trẻ con, mười mấy năm nay chị chọn lì xì "đồng giá" 50.000 đồng không phân biệt họ hàng hay người ngoài.

Chị chia sẻ: "Tôi không tạo thói quen cho tụi nhỏ trông mong lì xì tiền to. Mà tôi nghĩ nếu có trường hợp chê ít nhiều có lẽ do đứa trẻ còn nhỏ. Hơn nữa, những lời đó người thân của đứa trẻ nghe, mình lì xì trao lộc rồi nên không bận tâm thái độ người nhận".

Trẻ con hồn nhiên, vì vậy nhiều bạn trẻ cho rằng nên lì xì mang niềm vui cho trẻ - Ảnh: YẾN TRINH

Trẻ con hồn nhiên, vì vậy nhiều bạn trẻ cho rằng nên lì xì mang niềm vui cho trẻ - Ảnh: YẾN TRINH

Với anh Võ Thanh (29 tuổi, quê Long An), dịp Tết anh thường đổi tiền mới 50.000 đồng lì xì cho cháu, còn các cô dì lớn tuổi 200.000 đồng. "Năm nào tôi cũng giữ mức lì xì như vậy, không tính trượt giá", anh nói.

Còn trẻ con hàng xóm hoặc không thân thiết, anh không có thói quen lì xì. Anh quan niệm chỉ lì xì trong ngày mùng 1. Anh nói: "Với họ hàng, còn đi học là tôi lì xì theo kiểu cho ít tiền tiêu vặt. Mấy cháu có thu nhập tôi không lì xì nữa".

Giữ phong tục vì nét đẹp vốn có

Anh Trần Anh Vũ (ngụ quận Tân Bình) cho biết lì xì là phong tục truyền thống cần được duy trì.

Anh kể: "Anh chị em tôi ai cũng qua tuổi trung niên, từ 50 - 60 tuổi nhưng sáng mùng 1 nào cũng háo hức chờ được mẹ lì xì. Mẹ tôi 83 tuổi, từ lâu không còn làm ra tiền nhưng mỗi năm đều ngồi tỉ mẩn xếp từng bao lì xì để sáng mùng 1 ngồi trên ghế lì xì con cháu". Sau đó tới chị lớn, rồi anh thứ hai, anh ba lần lượt mừng tuổi cho mẹ và lì xì cho các em, cháu.

Theo anh, đó là niềm vui và hạnh phúc người già. Trong mắt mẹ anh, dù con cái đã có cháu thì vẫn còn là con mình, còn nhỏ lắm, cần sự bảo bọc của mình. Đó là khoảnh khắc sum vầy tràn ngập yêu thương của gia đình anh mỗi dịp Tết.

Phong tục lì xì nên được gìn giữ - Ảnh: YẾN TRINH

Phong tục lì xì nên được gìn giữ - Ảnh: YẾN TRINH

Cùng quan điểm, anh Võ Thanh cho rằng phong tục lì xì nên được gìn giữ. Anh nhắn nhủ: "Lì xì có ý nghĩa chúc may mắn, khỏe mạnh, mọi người nên chú ý vào phong bao đừng chú ý cái ruột".

Hào hứng chủ đề này, chị Ngân Cát (36 tuổi, quê Lâm Đồng) cho biết ngày Tết vẫn nên lì xì nhau. "Tết chủ yếu cho con nít vui. Mình lì xì con cháu họ thì họ mới lì xì con cháu mình. Người lớn nào đi đong đếm người ta lì xì con mình thế nào thì… chưa lớn rồi", chị chia sẻ.

Chị phân tích vui, người nhà, họ hàng lì xì cho nhau thật ra là "nhà nọ bù nhà kia chứ chẳng chạy đi đâu". Chị giữ mức lì xì con của em gái 500.000 đồng/cháu. Và em cũng thường lì xì vợ chồng chị như vậy. Chị đúc kết: "Tùy hoàn cảnh nhà mình mà lì xì thôi. Hơi đâu mà nhìn thái độ thiên hạ".

Theo chị, những người chọn Tết không lì xì có lẽ còn độc thân. Còn những người có gia đình thường lì xì con cháu như cái lộc đầu năm.

Nói trước "lì xì lấy hên thôi nha"

Bí quyết để chị Diễm không gặp tình huống khó đỡ, là bỏ tiền trong phong bao. Lúc trao, chị nói đơn giản "lấy hên thôi nha". "Như vậy, đứa trẻ và cha mẹ sẽ hiểu mục đích mang đến may mắn. Khi nói trước, người nhận sẽ không trông chờ, đỡ thất vọng khi mở bao", chị nói.

Một trong những bí quyết khi lì xì là nói trước

Một trong những bí quyết khi lì xì là nói trước "Lì xì lấy hên thôi nha" - Ảnh: YẾN TRINH

Theo anh Lê Nam (34 tuổi, ngụ Gia Lai), lì xì vừa là phong tục vừa là thói quen. Anh nói: "Việc không lì xì trẻ con gây khó xử cho cả người không lì xì lẫn trẻ và cha mẹ. Nên lì xì vừa vặn theo điều kiện bản thân và chia theo mối quan hệ. Ví dụ với cháu ruột, thân quen, có thể lì xì nhiều hơn chút".

Anh cho rằng lì xì mặt nào đó là phương tiện hỗ trợ tài chính cho người thân. Chúng ta có thể lì xì nhiều cho con cháu ruột rà để cha mẹ cháu mua sắm, lo cho cháu học hành...

"Nhiều người dù là người thân nhưng hay ngại ngần nên nếu ta cho tiền ngày thường chưa chắc nhận. Ngày Tết, ta biến món tiền thành lì xì sẽ không ai từ chối", anh nói.

Mặt khác, anh chia sẻ không nên để lì xì thành món tiền nợ nần như kiểu "tôi lì xì con anh, anh lì xì lại con tôi y chang". "Mình nên vừa lì xì vừa chúc các cháu học giỏi, dặn nhờ cha mẹ mua sách cho cháu…", anh nói.

Bài viết "Lì xì gì mà có 50.000 đồng" (Tuổi Trẻ online ngày 10-2) về băn khoăn lì xì Tết nhận nhiều phản hồi của bạn đọc. Đa số cho rằng lì xì là phong tục đẹp, đừng chú trọng giá trị phong bao.

Bạn đọc Lê Minh Khoa chia sẻ: "Khổ nỗi giờ nhiều người muốn thể hiện lì xì tờ tiền có mệnh giá rất lớn. Làm cho mất đi ý nghĩa phong tục, tạo cho trẻ thói quen so sánh tiền ít tiền nhiều".

Bạn đọc Xuân Mạnh bày tỏ: "Dù 10.000 đồng cũng trân trọng, cảm ơn vì không phải nhà nào cũng lắm tiền nhiều của. Trân trọng tấm lòng nghĩ đến nhau là quý giá rồi".


Lì xì gì mà có 50.000 đồng: Bạn trẻ có nên lì xì?- Ảnh 5.'Lì xì gì mà có 50.000 đồng'

Lì xì Tết là phong tục truyền thống bao đời nay. Theo thời gian, phong tục này vẫn giữ nguyên ý nghĩa, nhưng đôi khi nhiều người băn khoăn chuyện lì xì ít hay nhiều, hoặc khi mình hoặc người thân nhận lì xì ít thì lại kém vui.

Xem thêm: mth.29172331111204202-ix-il-nen-oc-ert-nab-gnod-000-05-oc-am-ig-ix-il/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lì xì gì mà có 50.000 đồng: Bạn trẻ có nên lì xì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools